Thực ra tôi thuộc trường phái làm content hay là cứ phải ra đơn, cho nên ba cái thuật ngữ lè nhè tỏ vẻ nguy hiểm không bao giờ tôi đụng đến. Vì vậy, lời nói đầu của tôi cũng chẳng có gì ngoại trừ lời cám ơn sâu sắc nhất đến những tài liệu tham khảo của các tác giả xuyên suốt hành trình này.
Sau đây là 8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – PHẦN 1
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 1
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 2
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 3
MỤC LỤC
Bước 1: Xác định đúng tư duy về cách tạo ra một content hay?
Khi bắt đầu đã chọn nhầm con đường xuống vực thẳm thì càng cố gắng sẽ chỉ tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe mà thôi. Làm content marketing cũng vậy, tư duy sai chỉ tạo ra những trang giấy vò nát ném vào sọt rác!
100% khách hàng nhìn vào content để quyết định có nên mua hay không. Vì vậy dù bạn có chạy quảng cáo, spam hay bất kì thủ thuật nào cũng không thể khiến người tiêu dùng chốt đơn nếu content chưa đạt. Đó là CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG giữa shop bán hàng kiểu rao vặt (không quan tâm content) và một shop thành công bền vững (xem content là vua). Ngoài ra không còn bí mật nào khác.
Giờ thì bạn đã biết content quyết định vận mệnh kinh doanh của mọi người, nhưng làm thế nào để tạo ra những content thành công? Chắc hẳn bạn cũng thử nhiều cách nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Vấn đề không phải là bạn không có phương pháp. Bởi vì bạn đã có thể đọc nhiều cuốn sách về viết quảng cáo rồi hoặc cũng đã từng tham khảo nhiều cách viết trên internet, nhưng vẫn loay hoay. Vấn đề nằm ở tư duy chưa đúng. Hãy dùng một phút để chọn lựa:
– VIẾT ĐÚNG
– VIẾT HAY
Bây giờ hãy xem con đường tôi chọn trong hành trình content bạc tỉ:
Tôi tin rằng hầu hết mọi người chọn cách viết hay. Vì có thể họ nghĩ Viết Hay bao gồm toàn bộ các kỹ thuật điêu luyện của một copywriter. Tôi cũng gặp nhiều chủ doanh nghiệp và họ cũng thích chọn lựa người nào viết hay, người nào phải thật giỏi văn, phải sử dụng ngôn từ xuất sắc, bay bổng như những nhà thơ thực thụ. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp nếu người chủ doanh nghiệp ngồi đánh giá bài viết của nhân viên phụ trách viết bài rằng họ thường nhìn vào câu từ để đánh giá: Họ thường ý kiến rằng: “Anh thấy câu này chưa hay lắm, hoặc anh thấy đoạn này viết đọc chưa được xuôi tai lắm, đọc chưa súc tích lắm”. Thật trớ trêu thay nhân viên copywriter chỉnh sửa hoài mà không đáp ứng được ý của người sếp duyệt bài. Bạn biết vấn đề nằm ở đâu không? Điểm cốt yếu nằm ở chỗ tư duy của họ nghĩ rằng VIẾT HAY sẽ bán được sản phẩm, họ nghĩ rằng VIẾT THẬT HAY với nhiều ngôn từ cảm xúc sẽ giúp họ tăng doanh số. Tôi không đưa quan điểm điều này đúng hay sai. Nhưng tôi đề cập đến lối tư duy chọn cách VIẾT HAY. Khi bạn chọn cách VIẾT HAY bạn sẽ tập trung vào ngôn từ, bạn cũng đánh giá chất lượng hiệu quả bán hàng của bài viết thông qua câu chữ. Nhưng theo trải nghiệm của cá nhân tôi trong lĩnh vực viết nội dung thì khách hàng không thực sự mua sản phẩm của bạn vì bạn viết câu này hay quá. Họ cũng không sẵn sàng mua hàng vì bạn viết đoạn này súc tích quá. Họ không quyết định mua hàng vì những điều đó. Khách hàng chỉ mua hàng khi họ đọc và thấy những thông tin bạn đưa ra trong bài đạt được sự hợp lý. Khi người đọc thấy hợp lý, họ (tức khách hàng) sẽ thầm gật đầu, nếu bài viết của bạn giúp người đọc từ đầu bài cho đến cuối bài viết mà họ gật đầu nhiều lần thì khi họ đọc hết bài của bạn, họ sẽ nói bài viết này HAY một cách rất tự nhiên.
Bạn hãy nhớ lại xem bạn từng đọc những bài viết của những người nổi tiếng hoặc những phát biểu của những người lãnh đạo thành công mà bạn ngưỡng mộ, khi đọc các chia sẻ của họ bạn thường cảm thấy rất hay. Nếu đọc kỹ lại bạn sẽ nhận thấy họ sử dụng những từ ngữ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu chứ không phải họ viết (hoặc nói) những câu từ bóng bẩy, mượt mà hay cao siêu nào cả. Vì bạn đọc thấy ĐÚNG và quá hợp lý nên bạn sẽ thấy HAY.
“VIẾT HAY dùng để giải trí cho người đọc, VIẾT ĐÚNG dùng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn”
Tư duy VIẾT ĐÚNG hay VIẾT HAY nó ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá bài viết, cách bạn suy nghĩ khi viết và cuối cùng nó quyết định đến hiệu quả bài viết. Nên nhớ rằng bạn viết với mục đích là để bán được hàng chứ không phải viết để khách hàng đọc giải trí như một cuốn tiểu thuyết. Bạn rất hiểu rõ sản phẩm của bạn và chỉ cần VIẾT ĐÚNG những gì liên quan đến sản phẩm.
VIẾT ĐÚNG | VIẾT HAY |
---|---|
Bạn rất hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn và chỉ cần VIẾT ĐÚNG những gì liên quan đến họ. | Bạn sẽ tập trung vào ngôn từ, câu chữ nhưng “khổ nỗi” bạn không phải Nhà Báo, cũng không phải Nhà Văn. |
Bạn rất hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và chỉ cần VIẾT ĐÚNG những điểm mạnh ở sản phẩm của bạn và đừng viết vào điểm mạnh của đổi thủ cạnh tranh. | Bạn chỉ muốn làm sao cho ngôn từ giỏi, sắc sảo, vốn từ rộng và bạn phải đọc nhiều, nhưng bạn là người kinh doanh, bạn là nhân viên marketing, PR, bán hàng hoặc bạn làm công việc không phải đọc nhiều. |
Với tư duy VIẾT ĐÚNG sẽ giúp bạn hoàn toàn có khả năng viết được bài viết hoàn chỉnh mà vẫn đạt được nhận xét “HAY” của khách hàng. | Với tư duy VIẾT HAY bạn sẽ giới hạn khả năng của mình với nhiều lý do như: viết khó lắm vì tôi không giỏi văn, tôi không giỏi sử dụng các ngôn từ hay, v.v… và kết quả là bạn tự “khoá” bản thân mình với lĩnh vực viết PR – Quảng Cáo. Nhưng may mắn cho bạn rằng: “Điều này hoàn toàn không đúng”. |
“Sao không chọn cả hai nhỉ?”. Tôi nghĩ bạn cũng có thể đang có suy nghĩ như vậy. Vừa VIẾT ĐÚNG và vừa VIẾT HAY nữa thì bài viết quảng cáo tuyệt vời quá rồi! Điều này tuyệt vời đấy! Nhưng nó giống như việc bạn có khả năng một tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông vậy. Và bạn biết rồi đấy, để tập được như vậy đòi hỏi bạn phải khổ luyện một thời gian dài và dường như điều này đành cho nhóm người có năng khiếu sẵn. Tôi mong bạn đừng cố gắng làm khó bản thân mình mà nên chọn cách nào phù hợp nhất để viết đơn giản hơn.
(Phần này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách Kỹ thuật viết bài quảng cáo – PR của anh Thiên Trần rất hay, các bạn nên tìm mua và đọc)
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng cần viết trong content (Theo công thức)
Điều gì xảy ra nếu content bán thuốc trị hói đầu nhưng thực ra khách hàng lại cần thuốc chữa xương khớp? Content “hói đầu” của bạn viết vô cùng hoàn hảo, nhưng một khi đã nhắm sai chân dung khách hàng thì nó cũng lại là tờ giấy vụn.
Phân tích chân dung khách hàng là bước đầu tiên mỗi khi viết content cho bất kì sản phẩm nào, tại đây tôi sẽ cung cấp một số giải pháp chuyên sâu để bạn biết rõ phải điều chỉnh từ ngữ thế nào khiến người tiêu dùng chịu đọc hết content của bạn.
Công thức 1: Phân tích chân dung khách hàng
(Có sử dụng tài liệu từ cuốn sách Content bạc tỉ của dịch giả Hương Nghi rất hay, các bạn nên tìm mua để đọc nhé)
Nếu bạn nghĩ khách hàng là người thế này, thế kia thì khả năng là…bạn nhầm to rồi đấy!
“Sếp ơi, khách hàng mà mẫu sơ mi lụa tơ tằm mới của chúng ta hướng đến sẽ là những ai ạ? Đương nhiên là tất cả mọi người rồi. Kể cả đàn ông, vì chị em phụ nữ muốn thì cánh đàn ông họ cũng mua tặng mà”
Có phải bạn nghe người sếp này nói rất có lý đúng không? Chúng ta cùng đọc truyện ngắn sau nhé:
Một giáo quan của Học viện Quân sự Hoa Kỳ đã hỏi lứa học viên mới nhập học rằng: “Khả năng quan trọng nhất của một người chỉ huy là gì?”
Một học viên giơ ta nói: “Khả năng trao đổi ạ!”
Một học tiên khác sốt sắng cướp lời: “Sức hút của người đó ạ!”
Giáo quan: “Sai rồi!”
Cả lớp im phăng phắc, giáo quan nói một cách rất nghiêm túc: “Nhìn rõ đâu mới thật sự là chiến trường!” !
Khả năng quan trọng nhất khi viết content chính là xác định đúng đối tượng mà content cần hướng đến. Content của chúng ta cũng giống như một viện “kẹo đồng”, phải ngắm chuẩn mục tiêu thì xác suất bắn trúng mới cao. Đối tượng content cần hướng đến, nói đơn giản chính là sản phẩm của chúng ta sẽ bán cho ai, và content viết cho ai đọc. Chỉ có xác định trước đối tượng cần trao đổi thì bạn mới biết nên dùng cách gì để trao đổi với họ, và biết nên nói gì với họ. Các nhà sản xuất luôn cho rằng sản phẩm của mình có thể bán cho tất cả mọi người, nhưng khi bạn xem tất cả mọi người đều là đối tượng mà content cần hướng đến thì “chân dung người tiêu dùng” sẽ rất mơ hồ, và trái lại, bạn sẽ càng không biết mình cần và nên nói gì với họ. Nếu một sản phẩm được sản xuất dành cho tất cả mọi người thì điều này cũng phản ánh được một khía cạnh khác của sản phẩm là: tiêu chuẩn về nhu cầu mà người tiêu dùng đặt ra cho sản phẩm này là tiêu chuẩn thấp nhất, thông thường những sản phẩm như vậy đều rất đơn giản, hơn nữa cũng không có đặc điểm gì nổi bật.
NHẤN MẠNH: Bạn không phải tiền, không thể nào khiến tế mọi người đều thích bạn. Xác định đúng đối tượng content cần hướng đến là điều rất quan trọng
Trước khi viết content, phải xác định rõ đối tượng tiêu dùng mà chúng ta hướng đến là những ai, như vậy hướng đi của content mới chuẩn xác hơn, và càng dễ kích thích nhu cầu mua sắm của đối tượng tiêu dùng mà chúng ta hướng đến. Thật ra, đối với các sản phẩm khác nhau nhưng thuộc cùng một thương hiệu, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng đối với chúng cũng khác nhau, và tất nhiên content cho từng sản phẩm cũng sẽ có điểm khác biệt. Chúng ta có thể nhờ vào Bảng công cụ xác định đối tượng cho content để tìm ra đối tượng tiêu dùng mà chúng ta cần nghiên cứu:
Phân loại đối tượng | Gợi ý |
---|---|
Đặc điểm của người tiêu dùng | Giới tính, độ tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân. |
Sở thích của người tiêu dùng | Thú vui, sở thích, gu mua sắm. |
Nhu cầu cần được đáp ứng | Sản phẩm hoặc thương hiệu của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm | Tần suất sử dụng và mua loại sản phẩm này |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu | Tần suất sử dụng và mua sản phẩm của thương hiệu này |
Ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta | Có biết đến thương hiệu hay không? Có ấn tượng về thương hiệu hay không? Biết thương hiệu kinh doanh sản phẩm gì |
Chúng ta sẽ tiến hành phác họa chân dung của người tiêu dùng dựa trên sáu phương diện sau:
1. Đặc điểm của người tiêu dùng:
Tìm hiểu rõ những đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng, ví dụ như giới tính, độ tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghê nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân… những nội dung này sẽ quyết định mức chi tiêu của người tiêu dùng và cả mức độ nhạy cảm của họ đối với sản phẩm.
2. Sở thích của người tiêu dùng:
Tìm hiểu rõ sở thích của người tiêu dùng, họ thích làm gì, thích mua sắm ở đâu, thường hay xem sản phẩm ở các website nào, dùng những app gì, bao gồm cả giá trị quan của họ, ví dụ họ đề cao điều gì, và bài xích điều gì; những điều kể trên sẽ quyết định quảng cáo của chúng ta nên xuất hiện ở nơi nào mới để khiến họ nhìn thấy, và chúng ta nên nói những gì mới để thu hút họ hưởng ứng.
3. Nhu cầu cần được đáp ứng:
Sản phẩm hoặc thương hiệu của chúng ta có thể giải quyết những nhu cầu nào của người tiêu dùng? Ví dụ, một chiếc smartphone có camera với độ phân giải cao sẽ đáp ứng được nhu cầu muốn chụp ảnh độ nét cao của người dùng.
4. Quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm:
Thông thường tần suất sử dụng và mua loại sản phẩm này của người tiêu dùng là bao nhiêu? Nhu cầu mua sắm của những người chưa từng mua loại sản phẩm này và những người đã từng mua chắc chắn sẽ khác nhau, và nội dung được thể hiện trong content của chúng ta cũng chắc chắc sẽ khác nhau. Với những người chưa từng mua loại sản phẩm này thì content của chúng ta sẽ tập trung vào việc giới thiệu, cần giới thiệu cho họ biết đây là loại sản phẩm gì, có thể giải quyết những vấn đề nào, tại sao nên mua sản phẩm của chúng ta. Nhưng với những người đã mua thường xuyên, thì chúng ta sẽ phải suy xét xem đối với họ sản phẩm của chúng ta có khác biệt gì với các sản phẩm cùng loại khác? Trong hàng loạt sản phẩm tương tự nhau như thế thì họ đã dựa trên tiêu chí nào để chọn mua sản phẩm của chúng ta.
5. Quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu:
Tần suất người tiêu dùng sử dụng và mua sản phẩm thuộc thương hiệu của chúng ta là nhiều hay ít. Hoặc giả họ chưa từng sử dụng mà chỉ là từng nghe đến thương hiệu của chúng ta thôi, hoặc họ đã là những khách hàng trung thành của chúng ta. Quan hệ giữa họ và thương hiệu sẽ quyết định quảng cáo của chúng tạ có cần tập trung làm nổi bật thương hiệu hay không. Nếu họ chưa biết đến thương hiệu của chúng ta thì content cần phải cân nhắc đến việc làm thế nào để họ tin tưởng thương hiệu của chúng ta. Còn nếu đã khá quen thuộc với thương hiệu rồi, thì content sẽ tập trung vào những vấn đề khác.
6. Ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta:
Họ có từng xem qua quảng cáo của chúng ta không? Ấn tượng của họ về quảng cáo của chúng ta như thế nào? Ấn tượng của họ liệu có phải là hiệu quả mà chúng ta mong muốn đạt được hay không? Có cần đổi mới ấn tượng trước đây của họ về quảng cáo hay không? Những vấn đề này chúng ta đều phải suy nghĩ đến.
“Đặc điểm của người tiêu dùng, sở thích của người tiêu dùng”, hai nội dung này chủ yếu là tiến hành mô tả đặc tính cơ bản của người tiêu dùng, nó sẽ giúp chúng ta tìm ra cách thức trao đổi với đối tượng mà content cần hướng đến. “Nhu cầu cần được đáp ứng, quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm, quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta” những nội dung này sẽ giúp chúng ta tìm thấy mối quan hệ giữa thương hiệu và đối tượng content cần hướng đến. Sau khi bạn giải quyết xong những vấn đề này thì chân dung của đối tượng tiêu dùng sẽ rõ nét hơn, và sau đó sẽ dần dần hình thành được mạch triển khai nội dung của content: phải nói những nội dung gì, nói với cách thức ra sao, nói ở đâu.
Tôi muốn thông qua ví dụ sau đây để giúp mọi người nhanh chóng hình dung và nắm bắt được kỹ năng này: Làm thế nào kết hợp đặc điểm của một dòng xe hơi với đối tượng tiêu dùng của nó để tìm ra trọng tâm cho content. Làm thế nào để tìm ra trọng tâm cho content của một dòng xe hơi thông qua việc tìm hiểu đối tượng tiêu dùng mà dòng xe này hướng đến?
Thương hiệu BUICK! (Đây là một thương hiệu thuộc hãng General Motors Corporation của Mỹ, là hãng sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới sau Toyota năm 2008. Xe hơi Buick được bán ở Mỹ, Canada và Trung Quốc) có không ít dòng xe, những dòng xe khác nhau sẽ dành cho những đối tượng tiêu dùng khác nhau, và trọng tâm khi viết content cũng sẽ không giống nhau. Chúng ta cùng xem, nhắm đến những đối tượng tiêu dùng khác nhau thì họ đã viết content cho từng dòng xe ra sao.
Đầu tiên là dòng Buick Envision, đây là một chiếc SUV đa dụng kích cỡ tầm trung, mức giá khoảng 700-1 tỉ VNĐ, ai sẽ là người mua loại xe này? Hiển nhiên không phải là nhưng bạn trẻ vừa mới tốt nghiệp và đi lam, vì chung quy đây là một mức giá khá cao. Đối với đối tượng tiêu dùng của dòng xe này, chúng ta có thể làm một bảng phân tích chi tiết như bên dưới.
Bên cạnh đó, lúc Envision được tung ra thì trên thị trường trường đã có rất nhiều dòng xe tương tự, trong đó có dòng xe Tiguan thuộc hãng Shanghai Dazong đang rất được lòng người tiêu dùng, số lượng bán ra mỗi tháng đều lên đến hàng chục nghìn chiếc, với tình hình này Envison nên làm thế nào mới có thể đấy mạnh tiêu thụ?
Trước tiên, hãy cùng xem bảng phân tích đối tượng tiêu dùng đưới đây:
Phân loại đối tượng | Đặc trưng của đối tượng | Gợi ý |
---|---|---|
Đặc điểm của người tiêu dùng | Nam giới chiếm số đông; thuộc giới 7x thành đạt, có sự nghiệp; đa phần là những nhân viên cấp trung và cấp cao ở các công ty, có khả năng kinh tế nhất định. | Giới tính, độ tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân |
Sở thích của người tiêu dùng | Bình thường thích vận động; đọc tin tức vào lúc rảnh rỗi; theo dõi các website liên quan tới tài chính và xe hơi; cũng thích nghe nhạc; thường xuyên đi công tác, có dùng các App về du lịch; ủng hộ tinh thần phấn đấu của mọi người | Thú vui, sở thích, gu mua sắm |
Nhu cầu cần được đáp ứng | Giá cả tương đương nhưng mua được một chiếc xe với tính năng tốt nhất. | Sản phẩm hoặc thương hiệu của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm | Vẫn luôn theo dõi các dòng SUV tương tự, khá hiểu về những dòng xe có cùng mức giá này của các thương hiệu. | Tần suất sử dụng và mua loại sản phẩm này |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu | Biết đến thương hiệu Buick nhưng trước đây chưa nghe đến dòng xe Envison. | Tần suất sử dụng và mua sản phẩm của thương hiệu này |
Ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta | An toàn, thoải mái, chất lượng tốt; quảng cáo đều rất hay. | Có biết đến thương hiệu hay không? Có ấn tượng về thương hiệu hay không? Biết thương hiệu kinh doanh sản phẩm gì |
Dựa trên đặc điểm sản phẩm và đặc điểm của đối tượng tiêu dùng, sau cùng Envison lựa chọn từ khóa “Lớn mạnh” làm từ khóa đại diện cho dòng xe này. Họ tuyên truyền rằng mình “Giá cả tương đương, mua được chiếc xe với tính năng tốt hơn”, họ luôn nhắm vào đối tượng khách hàng thành đạt, tầng lớp trung lưu và những người luôn nỗ lực phấn đấu. Từ năm 2017 đến 2018, quảng cáo của Envison đều phát triển xoay quanh từ khóa “Lớn mạnh”:
Content quảng cáo trên đài truyền hình vào năm 2017:
– Phải đi đến bước nào mới được xem là lớn mạnh?
– Khi tất cả những cố gắng, chỉ có thể thay đổi được đổi chút, bạn vẫn sẽ kiên trì chứ?
– Một người chưa từng chất vấn chính mình, sẽ không thể nào hiểu được lớn mạnh là gì,
– Lớn mạnh, là những đấu tranh vùng vẫy tường chừng như chẳng đáng nhắc đến.
– Là nỗi sợ hãi bẩm sinh đôi với những điều không hoàn mỹ,
– Là luôn luôn hoài nghi về giới hạn,
– Lớn mạnh thật sự là cố chấp, là phản nghịch, là dục vọng, là dốc hết toàn lực để thay đổi từng milimét.
Content quảng cáo trên truyền hình năm 2018:
– Không một ai nghe thấy, tiếng tim đập dồn dập trong một giây trước khi bạn bước lên sân khấu.
– Không một ai nhìn thấy, để có được một sự khẳng định đơn giản, bạn đã phải thầm phủ nhận bản thân mình bao nhiêu lần.
– Con người dù có lớn mạnh đến mấy rối cũng sẽ bị vượt mặt, mỗi một giây chìm trong khoan khoái đều tràn ngập nguy hiểm.
– Hãy bước ra ngoài. Ở nơi tối tăm sâu thẳm, tìm kiếm nguồn sáng mới.
– Trong lúc đọ sức với chính bản thân mình, hãy nắm lấy sức mạnh tiến về phía trước.
– Ánh mắt kiên định của bạn sẽ giẫm nát những điều bất định dưới chân.
– Lớn mạnh không có giới hạn,
– Nó chỉ tồn tại trên con đường luôn luôn tiến về phía trước của bạn.
– Lớn mạnh, là khi bạn cảm thấy mình vẫn chưa đủ lớn mạnh!
Dòng xe Buick Envision đề cao tinh thần phấn đấu, rất phù hợp với giá trị quan của đối tượng tiêu dùng, và cũng để thu hút được sự hưởng ứng của họ. Hơn nữa con đường để tuyên truyền quảng cáo chính là những website và app mà họ hay lui tới. Envision thông qua việc quảng cáo trên các website tin tức, website âm nhạc, website du lịch, website tài chính, website ô tô… mà số lượt đăng ký chạy thử của dòng xe Envision này trong suốt bảy mươi ngày quảng cáo đã tương đương với tổng số lượt chạy thử của các dòng xe Buick khác trong vòng một tháng. Kết quả không đến mười ngày, trong tháng đầu tiên Envison ra mắt thị trường đã bán được 2.900 chiếc, đến tháng thứ ba thì đã vượt mức chục nghìn chiếc. Dòng xe Envision với số lượng tiêu thụ trong một tháng đạt trên chục nghìn chiếc đã tạo nên kỷ lục trong tình thế đang cạnh tranh khốc liệt của thị trường xe SUV kích cỡ tầm trung. Ra mắt gần sáu tháng, số lượng bán ra ngót nghét năm mươi nghìn chiếc, vững vàng chiếm cứ vị trí “đế vương” của thị trường xe SUV.
Cùng thuộc hãng Buick, nhưng đối tượng tiêu dụng mà dòng xe SUV Ankara hướng đến không giống với dòng Envision, và content của nó tất nhiên cũng khác, Ankara là dòng xe SUV cỡ nhỏ, mức giá thấp hơn Envision khoảng 230 triệu, độ tuổi của đối tượng tiêu dùng mà nó hướng đến cũng nhỏ hơn của Envision, Ankara ra mắt thị trường vào năm 2012, đối tượng tiêu dùng của nó được xác định là nhưng người thuộc thế hệ 8X. Dựa trên đặc trưng của dòng xe SUV, có thể suy luận ra đối tượng tiêu dùng của nó như sau:
Phân loại đối tượng | Đặc trưng của đối tượng | Gợi ý |
---|---|---|
Đặc điểm của người tiêu dùng | Giới văn phòng thuộc thế hệ 8x, mức thu nhập đang tăng dần, có khoản tiết kiệm nhưng không nhiều. | Giới tính, độ tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân. |
Sở thích của người tiêu dùng | Tần suất sử dụng QQ, Wechat, Weibo rất cao, những lúc rảnh rỗi thường thích xem phim, nghe nhạc, đi du lịch... tính cách cởi mở, đề cao sự tự do, kích thích, mạo hiểm. | Thú vui, sở thích, gu mua sắm. |
Nhu cầu cần được đáp ứng | Mức giá hợp túi tiền có thể mua được một chiếc xe cá tính. | Sản phẩm hoặc thương hiệu của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng. |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm | Vẫn luôn quan tâm đến các dòng xe SUV tương tự, khá hiểu những dòng xe có cùng mức giá này của các thương hiệu. | Tần suất sử dụng và mua loại sản phẩm này. |
Quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu | Biết đến thương hiệu Buick, nhưng trước dây chưa từng nghe đến dòng xe Ankara. | Tần suất sử dụng và mua sản phẩm của thương hiệu này. |
Ấn tượng của người tiêu dùng về quảng cáo của chúng ta | An toàn, thoải mái, chất lượng, quảng cáo đều rất hay. | Có biết đến thương hiệu hay không? Có ấn tượng về thương hiệu hay không? Biết thương hiệu kinh doanh sản phẩm gì. |
Slogan quảng cáo hướng đến thế hệ 8X của Ankara là “Tuổi trẻ là đi SUV”, trên thực tế nội bộ của hãng xe này từng tiến hành thảo luận nên lấy slogan “Tuổi trẻ là đi Ankara” hay “Tuổi trẻ là đi SUV”, rốt cuộc nói thế nào sẽ hay hơn. Ban đầu họ từng lo lắng nếu lấy câu “Tuổi trẻ là đi SUV” mà tuyên truyền không đúng cách thì chính là đang quảng cáo giúp luôn đối thủ, nhưng sau nhiều lần thảo luận thì họ vẫn chọn slogan này, SUV không chỉ đại diện cho một thị trường xe hơi, mà nó cũng định hình cho tính chất dòng xe này là “SUV của giới trẻ”. Đồng thời, SUV cũng ẩn chứa những đặc trưng của giới trẻ như khám phá dũng khí, tự do, kích thích.
Trong video quảng cáo của dòng xe Ankara thông qua 6 đoạn lồng tiếng của 6 khách mời thuộc thế hệ 8X, Ankara đã truyền tải được tinh thần của sản phẩm, điều này đã kêu gọi được sự hưởng ứng của giới trẻ. Ví dụ:
“Đường thẳng nổi giữa hai điểm là khoảng cách ngắn nhất của hai điểm ấy, lề đường cũng không ngăn được tôi”
“Hướng đi phía trước do tôi quyết định, đi theo người khác nữa à, miễn đi”
“Điều hạnh phúc nhật của thế hệ chúng ta là bạn muốn theo đuổi tự do, và bạn có khả năng để theo đuổi tự do”.
Đoạn video quảng cáo này hoàn toàn không phát sóng trên truyền hình, và Ankara cũng là dòng xe duy nhất thuộc hãng Buick không phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Tất cả các quảng cáo của dòng xe này đều được phát trên các website, rạp chiếu phim mà giới trẻ thường hay lui tới, và thậm chí để quảng bá sản phẩm hãng còn liên kết với chương trình thực tế “Nói đi là đi, chúng tôi yêu du lịch”. Đối tượng tiêu dùng mà sản phẩm hướng đến xuất hiện ở đâu, quảng cáo sẽ xuất hiện ở đấy.
** MẸO **
Bạn có thể sử dụng kingcontent.pro để phân tích xem khách hàng đang quan tâm tới chức năng nào của sản phẩm bất kì, đồng thời Phân tích sở thích, thú vui của khách hàng.
Bước 1: Gõ tên sản phẩm mà bạn đang bán vào đây, máy tính sẽ hiển thị các nỗi đau chính xác mà khách hàng đang tìm kiếm.
Bước 2: Khi click chuột vào mũi tên màu xanh này , máy tính sẽ gợi ý cho bạn TOP 20 bài viết HOÀN CHỈNH hay nhất trên Google để bạn tham khảo, copy.
Công thức 2: Phân tích chân dung khách hàng
(Có sử dụng tài liệu từ ABCdigi.marketing, các bạn có thể truy cập để xem nhiều bài viết hay hơn nữa nhé)
Bước 01: xem xét lại dữ liệu lịch sử
Với những doanh nghiệp đã kinh doanh một thời gian, có một lượng khách hàng nhất định, chúng ta cần phân tích lại xem nhóm nào quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, ví dụ: mua hàng nhiều nhất hoặc là mang lại lợi nhuận cao nhất.
Đối với người mới khởi nghiệp, có thể bỏ qua bước này. Hoặc là bạn có thể dùng dữ liệu chung của ngành.
Bước 02: Áp dụng mô hình 5W – 2H để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Sau khi có những thông tin ở bước 01, chúng ta sẽ áp dụng mô hình 5W – 2H để hình dung rõ hơn về đối tượng khách hàng lý tưởng của mình. 5W – 2H là những câu hỏi thuộc 7 nhóm: Who, Why, When, Where, What, How much/many & How. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết những câu hỏi ở 7 nhóm này.
1. Nhóm câu hỏi WHO
Đây là những câu hỏi nhằm xác định rõ ràng những đặc điểm cơ bản, đặc điểm nhân khẩu học (demographic) của khách hàng mục tiêu. Chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi sau:
1. Giới tính gì?
2. Bao nhiêu tuổi?
3. Làm nghề nghiệp gì?
4. Chức vụ gì?
5. Đã có gia đình hay chưa?
6. Đã có con hay chưa, bao nhiêu đứa?
7. Mức thu nhập bao nhiêu?
8. Học vấn như thế nào?
9. Ai là người mua hàng, ai là người chi tiền? (con mua hàng, cha mẹ chi tiền)
10. Ai là người gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng? (vợ quyết định, chồng mua)
11. Ai là người gây ảnh hưởng dán tiếp đến quyết định mua hàng? (người nổi tiếng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp)
12. Ai là người sử dụng? (mẹ mua, con sử dụng)
2. Nhóm câu hỏi WHAT
Đây là những câu hỏi liên quan tới đời sống của khách hàng
13. Khách hàng đang gặp những vấn đề gì mà sản phẩm của chúng ta có thể giải quyết?
14. Nếu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta thì khách hàng sẽ gặp khó khăn gì trong thời gian đầu?
15. Đâu là rào cản khiến khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của chúng ta?
16. Điều gì có thể khiến khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn? (giảm giá, số lượng hạn chế, ưu đãi đặc biệt,…)
17. Khách hàng thích sản phẩm như thế nào? (cách đóng gói, bao bì, thiết kế sản phẩm/dịch vụ)
18. Khách hàng có thú vui, sở thích gì?
3. Nhóm câu hỏi WHY
Đây là nhóm câu hỏi rất quan trọng, chúng ta cần đào sâu để tìm ra được động lực mua hàng chính của khách hàng (customer insight). Ở bước này chúng ta sẽ áp dụng phương pháp 5 whys, tức là hỏi why 5 lần liên tục dựa trên câu trả lời của những why phía trước.
19. Why 01: Tại sao khách hàng cần sản phẩm của chúng ta? -> lý do 01
20. Why 02: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 01? -> lý do 02
21. Why 03: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 02? -> lý do 03
22. Why 04: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 03? -> lý do 04
23. Why 05: tại sao khách hàng cần phải giải quyết lý do 04? -> lý do 05
Khi thực hiện theo phương pháp này, bạn sẽ thấy ra được rất nhiều lý do có vẻ hợp lý, bạn sẽ phải khảo sát lại, hoặc thử nghiệm thực tế để xem coi lý do nào là quan trọng nhất.
4. Nhóm câu hỏi WHERE
Đây là nhóm câu hỏi liên quan đến không gian diễn ra các hoạt động của đối tượng khách hàng mục tiêu.
24. Khách hàng hay mua hàng ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta có thể chọn điểm phân phối hàng hóa/dịch vụ phù hợp.
25. Khách hàng hay sử dụng sản phẩm ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta thiết kế sản phẩm phù hợp hơn. Ví dụ: khách mua bánh mỳ ở gần chợ, nhưng tới văn phòng mới ăn. Vậy chúng ta có cách nào làm cho ổ bánh mỳ vẫn nóng, vẫn giòn trong suốt thời gian di chuyển đó không?
26. Khách hàng sinh sống ở đâu?
27. Nơi làm việc của khách hàng ở đâu?
28. Khách hàng đọc tin tức ở đâu? Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta biết nơi để tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng.
29. Khách hàng giải trí ở đâu?
30. Khách hàng hay đi đâu du lịch?
31. Khách hàng học ở đâu?
5. Nhóm câu hỏi WHEN
32. Khi nào khách hàng có nhu cầu mua hàng?
33. Khi nào khách hàng dùng hết sản phẩm và có nhu cầu mua lại?
34. Khách hàng hay mua hàng vào khoảng thời gian nào?
35. Khi nào khách hàng mới sử dụng sản phẩm?
36. Khi nào thuận tiện nhất để khách hàng nhận hàng?
37. Khi nào thì khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin?
6. Nhóm câu hỏi HOW
38. Khách hàng mua hàng như thế nào? (mua một lần, mua nhiều lần, mua theo lộ trình…)
39. Khách hàng thanh toán như thế nào? (tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, trả sau…)
7. Nhóm câu hỏi HOW MANY / HOW MUCH
40. Khách hàng mua bao nhiêu sản phẩm trong 1 lần mua?
41. Khách hàng sẵn sàng mua với giá bao nhiêu, sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 sản phẩm?
42. Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 lần mua hàng?
43. Khách hàng mua bao nhiêu sản phẩm trong suốt vòng đời khách hàng với doanh nghiệp?
Bước 3: Tóm tắt lại chân dung khách hàng một cách trực quan
Bước này sẽ giúp chúng ta cô đọng lại những thông tin quan trọng nhất của chân dung khách hàng mục tiêu. Từ đó, các bộ phận trong công ty sẽ dễ dàng nhớ và đưa ra các hành động chính xác.
Các câu trả lời nên được nhóm lại vào 5 nhóm:
Nhân Khẩu Học: những thông tin cơ bản về bản thân khách hàng.
Nhu Cầu: tại sao họ cần mua sản phẩm của bạn.
Sở Thích & Thói Quen: sở thích, thói quen hàng ngày của khách hàng.
Hành Vi Mua Sắm: các thói quen khi mua sắm của khách hàng.
Rào Cản Mua Hàng: lý do tại sao khách hàng chưa mua hàng của bạn.
Cuối cùng bạn in tấm hình này ra dán ở vị trí nổi bật trong phòng làm việc:
Tải mẫu file excel dựng sẵn tại đây
Bước 3: Viết tiêu đề khiến khách hàng không thể cưỡng lại (theo công thức)
“Mục đích của tiêu đề là khiến khách hàng phải đọc tiếp nội dung bên trong. Cho nên bạn viết hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến độc giả phải ngừng lại thì cũng vứt!”
Khách hàng LUÔN ĐỌC tiêu đề, cho nên TIÊU ĐỀ cần phải có sự toan tính bán hàng một cách khéo léo, nghệ thuật. Tại sao có những tiêu đề mang lại hiệu quả rất cao, còn những tiêu đề khác lại chẳng thu hút mấy. Bởi vì bạn thích đặt tiêu đề theo cảm hứng, đặt bút xuống là “ậm ờ…;thì…; rồi chợt lóe lên ý này hay quá…rồi cứ thế phang”. Tôi trước đây cũng giống như bạn, cũng đặt tiêu đề theo cảm hứng, cũng nghĩ hoài chẳng ra được tiêu đề nào ăn ý và cũng không biết nghĩ sao để viết ra thật nhanh các tiêu đề. Đôi lúc tiêu đề thọt ra trong nhà vệ sinh, trên đường đến nơi làm việc hay nghe một bản nhạc nào đó. Nhưng tôi không muốn bị phụ thuộc vào cảm hứng để viết tiêu đề hay cả một content, bởi lúc không có cảm hứng thì ai trả tiền nuôi mình!
Xin nhắc lại, bạn có viết nội dung hay cỡ mấy mà không có một tiêu đề khiến khách hàng đọc tiếp thì cũng vô dụng. Sau đây là các công thức viết tiêu đề mà tôi sưu tầm được, đã nghiệm qua hiệu quả của nó:
Công thức 1
Từ cuốn sách “Kỹ thuật viết bài PR – quảng cáo đúng tâm lý khách hàng” của anh Thiên Trần. Các bạn nên tìm mua rất hay.
Nhiều người cho rằng “Tiêu đề chỉ mang một chức năng THU HÚT thôi”. Suy nghĩ này không sai nhưng thật sự chưa đầy đủ. Nếu bạn nghĩ rằng tiêu đề chỉ mang tính thu hút thôi thì bạn sẽ nghĩ đủ cách để làm sao cho nó thật “kêu”, càng khiến mọi người chú ý càng tốt. Dẫn đến bạn “giật tít” bất chấp theo kiểu làm báo. Bạn cần hiểu rõ rằng báo “giật tít” vì họ muốn càng nhiều người đọc càng tốt, họ bán quảng cáo cho các doanh nghiệp trên các tờ báo đó. Còn đối với content bán hàng, bạn phải nhận ra rằng không có một sản phẩm nào dành cho tất cả mọi người cả. Bạn cần phải tập trung thu hút đúng nhóm khác hàng mục tiêu thay vì phục vụ tất cả. Có câu: “Nếu khách hàng của bạn là tất cả mọi người thì thực ra chẳng có ai cả”.
Nếu bạn đang viết content cho thuốc trị rụng tóc thì không có lý do gì bạn phải nỗ lực thu hút những người không bị rụng tóc cả. Nếu bạn viết content cho sản phẩm trị nám da thì bạn thu hút những người không bị nám da cũng chẳng có lợi gì.
04 TIÊU CHÍ ĐỂ TẠO NÊN MỘT TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ: TỪ NGỮ THU HÚT + GIẢI PHÁP KHÁCH HÀNG CẦN + VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG + NGÀNH HÀNG/ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
1. Các từ ngữ tạo sự thu hút:
– Nhóm từ tạo nên sự mới mẻ: Chào mừng, Độc nhất, Công bố, Đột phá, Kinh ngạc, Thú vị, Ngạc nhiên…
– Nhóm từ nói về sự độc quyền: Độc quyền, Bí mật, Ẩn số, Chân lý, Cám dỗ, Nghiêm cấm, Không bao giờ, Tiết lộ/Bật mí, Dành riêng cho, Giới hạn…
– Nhóm từ nói về sự cấp thiết: Ngay bây giờ, Khám phá, Mới, Kết quả, Chỉ, Trực tiếp, Gấp rút, Nhanh chóng, Không thể trì hoãn…
– Nhóm từ nói về sự trấn an: Có thể, Đảm bảo, Chứng minh, Dễ dàng, Chăm sóc, Đơn giản, An toàn, Trọn đời…
– Nhóm từ khơi dậy cảm xúc: Gia đình, Tình yêu, Hãy tưởng tượng, Trẻ em, Thiên đường, Giấc mơ, Sức khỏe…
– Nhóm từ tạo sự tiết kiệm: Tiền, Giá rẻ, Nhận được, Miễn phí, Giảm/Hạ giá, Món hời, Tặng thưởng, Chiết khấu, Thấp nhất…
– Nhóm từ khơi gợi nỗi đau: Thất bại, Sợ hãi, Lười biếng, Nhục nhã, Cô đơn, Bị từ chối, Căng thẳng, Ngu ngốc, Cảm thấy tội lỗi, Ghét…
2. Giải pháp khách hàng cần
Tùy vào sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp mà các giải pháp lại khác nhau.
Ví dụ: Người bị bệnh trĩ thì giải pháp họ cần là cách để trị triệt để bệnh trĩ; Người hói đầu thì giải pháp họ cần là cách nào hết hói đầu…
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường để hiểu được khách hàng đang tìm kiếm giải pháp nào, tôi thường sử dụng công cụ gợi ý của Google:
Thay vì giải pháp đơn giản là “trị hói đầu” thì giờ đây bạn có thể tạo một tiêu đề với cụm từ “trị hói đầu bằng hành tây”, hoặc “trị hói đầu di truyền”. Càng chi tiết càng dễ chạm tới cảm xúc của độc giả.
3. Vấn đề của khách hàng
Đa số mọi người vẫn nhầm lẫn giữa “giải pháp của khách hàng” và “vấn đề của khách hàng”. Vấn đề của khách hàng thường thể hiện qua cảm tính hoặc lý tính, đôi lúc có thể đo lường được, đôi lúc lại tiềm ẩn sâu bên trong mà phải qua nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích thị trường mới hiểu được.
Ví dụ: “trị hói đầu” là giải pháp họ đang cần lúc này, còn “cảm giác ngứa rát” lại là vấn đề đang gặp phải; Hoặc “dứt điểm hôi nách” là giải pháp, còn “cảm giác xấu hổ, tự ti nơi công sở” lại là vấn đề của khách hàng.
Làm cách nào để nhanh chóng tìm ra được “vấn đề tiềm ẩn” của khách hàng? Chỉ có một trong hai cách sau: Một là phải nghiên cứu thị trường, tiếp xúc trực tiếp khách hàng để thăm dò, thống kê. Hai là phải đọc nhiều bài viết của đối thủ. Tại ebook này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm ra những bài viết hàng đầu của đối thủ để học hỏi, tìm ra vấn đề khách hàng.
Bước 1: Truy cập kingcontent.pro và gõ từ khóa sản phẩm của bạn. Tool sẽ lọc ra hàng loạt vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Bước 2: Click vào nút mũi tên màu xanh này ở mỗi chủ đề bạn muốn, máy tính sẽ thống kê ra TOP 20 bài viết hay nhất trên Google về chủ đề đó. Ví dụ tôi click chọn chủ đề “Cách chữa hói đầu ở nam giới” và nhận được 20 kết quả như sau:
Click vào xem các bài viết của đối thủ, bạn sẽ nhanh chóng sưu tầm được hàng loạt “vấn đề của khách hàng” như sau:
4. Ngành hàng/Đối tượng khách hàng của sản phẩm
Đừng nhầm lẫn giữa “ngành hàng” và tên “sản phẩm” nhé. Ví dụ: ABC là tên của sản phẩm trị bệnh trĩ, còn ngành hàng “bệnh trĩ”; Hoặc “Mặt nạ gạo” là tên sản phẩm, còn ngành hàng là “trắng da”. Đối tượng khách hàng có thể là mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng, những người yêu thích thể thao, nhân viên giao hàng…
OK, bây giờ cùng kết hợp công thức 4 yếu tố trên để tạo ra một tiêu đề tuyệt vời.
04 TIÊU CHÍ ĐỂ TẠO NÊN MỘT TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ: TỪ NGỮ THU HÚT + GIẢI PHÁP KHÁCH HÀNG CẦN + VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG + NGÀNH HÀNG/ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Gượng đã: Để ghép nối 4 yếu tố trên thành một tiêu đề mượt mà hơn, đừng quên kẹp vào giữa chúng các từ như:
– Mới
– Cần
– Bạn/của bạn
– Mọi người
– Hiện nay
– Giờ đây
– Không mất tiền
– Tiền
– Muốn có
– Nhanh chóng
– Miễn phí
– Dễ dàng
Ví dụ 1: Bí quyết xóa nám trắng da dành cho phụ nữ văn phòng
Như công thức trên thì:
– “Bí quyết” là từ ngữ thu hút
– “Xóa nám” là vấn đề của khách hàng
– “Trắng da” là giải pháp khách hàng cần
– “Phụ nữ văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu
Ví dụ 2: Làm sao trị dứt điểm cảm giác đau rát của bệnh trĩ
Như công thức trên thì:
– “Làm sao” là từ ngữ thu hút
– “Trị dứt điểm” là giải pháp khách hàng cần
– “Cảm giác đau rát” là vấn đề của khách hàng
– “Bệnh trĩ” là ngành hàng của sản phẩm
Ví dụ 3: Không thể trì hoãn để đánh bay hôi nách mỗi khi đến văn phòng
Như công thức trên thì:
– “Không thể trì hoãn” là từ ngữ thu hút
– “Đánh bay” là giải pháp khách hàng cần
– “Hôi nách” là vấn đề khách hàng đang gặp phải
– “Đến văn phòng” là đối tượng khách hàng mục tiêu của ngành hàng này
Hãy thực hành tạo tiêu đề cho sản phẩm của bạn áp dụng CÔNG THỨC 1 nhé
………………………………….
Công thức 2
Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Điểm nổi bật + Lợi ích
“Điểm nổi bật” là đặc điểm, thế mạnh của sản phẩm, “Lợi ích” là chỗ tốt và giá trị mà sản phẩm mang lại. Ví dụ, điểm nổi bật của dòng smartphone thuộc thương hiệu x là cả hai camera trước và sau đều lên đến 20 triệu pixel, và lợi ích mà camera 20 triệu pixel này mang lại chính là có thể giúp người dùng chụp ảnh rõ nét hơn. Content trên poster (slogan) cua dòng smartphone này là “Trước sau hai mươi triệu, chụp ảnh nét căng đét ”.
Chúng ta cùng xem thêm vài content viết theo công thức “Điểm nổi bật + lợi ích” sau đây nhé:
Điểm nổi bật của một mẫu giày thể thao là siêu mềm siêu nhẹ, và lợi ích mà điểm nổi bật này có thể mang lại cho người tiêu dùng là khiến đôi bàn chân của họ thoải mái dễ chịu hơn. Vậy nên, content trên poster quảng cáo của nó như sau: Siêu mềm, siêu nhẹ, gót hồng siêu thoải mới
Điểm nổi bật của một loại máy xay thức ăn dặm cho bé là đa công dụng, vừa có thể xay nhuyễn thức ăn vừa có thể nấu chín, lợi ích mà chiếc máy này mang đến cho người tiêu dùng là các mẹ bỉm sữa không cần phải tách hai bước xay nhuyễn thức ăn và nấu chín thành hai công đoạn nữa, vậy là chúng ta có được content như sau: Vừa xay, vừa nấu, ăn dặm thật dễ dàng.
Kết hợp “Điểm nổi bật + lợi ích” để viết content, không chỉ thể hiện được đặc điểm của sản phẩm mà còn có thể làm nổi bật quan hệ giữa sản phẩm và người tiêu dùng, dễ dàng khiến người tiêu dùng xiêu lòng.
Bạn cảm thấy tiêu đề nào dưới đây được viết theo công thức Điểm nổi bật + Lợi ích?
– Quần áo: Giá cả hàng trăm, chất lượng hàng nghìn.
– Khăn lông: Hút nước trong 3 giây, diệt khuẩn, không kích ứng.
– Robot hút bụi: EQ cao, hút bụi thần tốc, sàn sạch tinh tươm.
– Xe hai bánh tự cân bằng: Háo hức chờ mong trên từng chuyến đi.
(Đáp án là tiêu đề 2 và 3 được viết theo công thức Điểm nổi bật + Lợi ích; Tiêu đề 1 và 4 không phải điểm nổi bật so với các đối thủ còn lại)
– Sản phẩm XXX, để thanh xuân mãi bên bạn => Sẽ không hiệu quả bằng: Thành phần XXX, nuôi dưỡng sâu từ bên trong, để làn da đàn hồi mịn màng hơn.
– Bút máy YYY, trải nghiệm cảm giác nước chảy mây trôi trên đầu bút => Sẽ không hiệu quả bằng: Ngòi bút được sản xuất theo công nghệ đặc biệt, một trải nghiệm lướt trên trang giấy.
– Màn hình 5.5 inch, giảm ngay 2 triệu => Điểm nổi bật và lợi ích phải đi liền với nhau, điểm nổi bật XXX thì lợi ích cũng tương đương XXX => Đổi lại thành: Màn hình 5.5 inch, góc nhìn siêu rộng.
1. Làm thế nào để tìm ra điểm nổi bật so với đối thủ?
Tất nhiên phải dành thời gian đọc tất tần tật những content của đối thủ, tổng hợp lại tất cả những lợi thế của họ và tránh không viết về nó. Ví dụ: Đối thủ A có chức năng X đã quá nổi trội trên thị trường, thì việc bạn tiếp tục đề cập tới chức năng X sẽ vô hình củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng vào đối thủ mà thôi.
Bạn có thể tìm kiếm trên Facebook và Google tên sản phẩm để tra cứu nhiều hơn về thông tin đối thủ và content mà họ dùng để cạnh tranh.
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện điểm nổi bật so với đối thủ:
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
2. Làm thế nào để tìm ra lợi ích mà khách hàng cần?
Rất nhiều người nhầm lần giữa “chức năng” và “lợi ích” của sản phẩm:
Ví dụ:
– Chụp ảnh 40 megapixel là chức năng, còn lợi ích là các chị em lên hình đẹp hơn.
– Bộ CPU này chạy liên tục 6 tháng không cần tắt là chức năng, còn lợi ích là giúp người dùng không phải tắt máy khi phải chạy những phần mềm liên tục.
– Chiếc mũ thời trang có vành rộng để che nắng là chức năng, còn lợi ích là giúp người đội không bị đen da, đau ốm.
Hãy liệt kê các từ ngữ thể hiện lợi ích của sản phẩm:
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
Sau đó kết hợp và đặt một tiêu đề hoàn chỉnh dựa trên công thức Điểm nổi bật + Lợi ích:
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
Công thức 3
Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Nỗi
đau + Cách xoa dịu
Trước hết phải tìm ra được “Nỗi đau” mà sản phẩm có thể giải quyết, dựa vào điều này đưa vào tiêu đề để thu hút người tiêu dùng, sau đó đưa ra “cách xoa dịu” họ.
Ví dụ 1: Nếu như điểm nổi bật của một dòng son do bạn mới tạo ra là lâu trôi, thoa một lần có thể giữ màu suốt 24h. Vậy thì “cơn đau” mà điểm nổi bật này có thể “xoa dịu” là gì? Nếu son không thể giữ màu lâu thì khách hàng sẽ thấy muộn phiền về điều gì? Có lẽ là cứ sau mỗi nửa tiếng lại phải thoa lại son một lần, uống nước thì vết son dính vào miệng ly… Vậy tiêu đề sẽ là:
Lúng túng vì miệng ly luôn bị dính vết son? Dòng son này không trôi suốt 24 giờ!
Tiêu đề này đã bao gồm đủ công thức: Nỗi đau + Cách xoa dịu
Ví dụ 2: Giả sử bạn là người làm trong ngành bảo hiểm với rất nhiều điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Trên thực tế có rất nhiều người không đủ kiên nhẫn để đọc hết, hơn nữa còn có vài điều khoản rất khó hiểu. Đây là một “nỗi đau” rất cụ thể và cần được xoa dịu. Vậy tiêu đề sẽ là:
Điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm quá phức tạp, đọc không hiểu, chỉ cần đọc kỹ năm điều khoản này là được!
Ví dụ 3: Thử phân tích tiêu đề của máy lọc nước
Lấy nước, nấu nước, để nguội, uống nước rốt cuộc cần bao nhiêu bước? Với máy lọc nước XXX, chỉ cần lấy một ly nước, uống ngay không cần nấu.
Đặc điểm của máy lọc nước là giúp người tiêu dùng có thể trực tiếp uống nước mà không cần đun sôi, “cơn đau” mà nó “xoa dịu” chính là nếu không có máy lọc nước thì thông thường các bước uống nước khá rườm rà, phải lấy nước, đun sôi, rồi để nguội.
Ví dụ 4: Phân tích tiêu đề nồi cơm điện thông minh
Tại sao bữa sáng cứ phải nấu vào sáng sớm? Ngủ nhiều hơn, tối nấu sẵn gạo, sáng ăn cháo nóng.
Đặc điểm của nồi cơm điện thông minh là có thể hẹn giờ nấu, “cơn đau” là khi làm bữa sáng, bạn phải tốn thời gian cho việc nấu cháo. Cách xoa dịu ở đây là bạn có thể ngủ nhiều hơn, tối cứ để sẵn gạo vào nồi và hẹn giờ là sáng sớm sẽ có cháo ăn.
Ví dụ 5: Phân tích tiêu đề sản phẩm bàn chải điện
Tại sao bạn đánh răng suốt mấy chục năm mà chưa từng sạch thật sự? Tốc độ tay có nhanh hơn nữa thì cũng không thể đạt được tốc độ 10.000 lần chải/phút của bàn chải mới này!
Đặc điểm của bàn chải điện là chải răng vô cùng sạch, “cơn đau” là bàn chải đánh răng bình thường không sạch sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng. Cách xoa dịu là tốc độ tay có nhanh hơn nữa cũng chẳng thể đạt được tốc độ 10.000 lần/phút, cho thấy đây là hiệu quả đạt được khi dùng bàn chải điện.
Tiêu đề áp dụng theo công thức này vô cùng hiệu quả, nhưng “tử huyệt” của nó là không dễ để tìm ra được “nỗi đau” ẩn giấu bên trong tâm trí khách hàng chỉ bằng việc ngồi cắn bút tự suy diễn, tìm ra được “nỗi đau” thì tự nhiên sẽ viết tiếp được “cách xoa dịu”
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM RA CHÍNH XÁC “NỖI ĐAU”?
Bước 1: Truy cập Kingcontent.pro và gõ tên sản phẩm của bạn
Bước 2: Máy tính sẽ hiển thị tên gọi các nỗi đau cụ thể mà khách hàng đang tìm kiếm
Ví dụ:
– Nỗi đau: Dị ứng mỹ phẩm khi nào hết, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Dị ứng mỹ phẩm không biết bao giờ mới hết, dùng kem XXX này đi 2 tuần là khỏi!
– Nỗi đau: Tại sao mỹ phẩm nội địa Trung lại rẻ, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Hàng mỹ phẩm nội địa Trung chất lượng cao nhưng vì sao giá lại rẻ? Hãy cùng xem câu trả lời bên dưới!
– Nỗi đau: Nên dùng mỹ phẩm Hàn Quốc loại nào, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Loạn chiến trận mỹ phẩm Hàn Quốc, không biết chọn loại nào chính hãng? Hãy tham khảo bài viết sau!
Công thức 4
Công thức này có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Content bạc tỉ” của dịch giả Hương Nghi, rất hay các bạn nên đặt mua!
Công thức này đề cập tới: Mức chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết
“Nỗi đau + Cách xoa dịu” chủ yếu nhấn mạnh nếu không có sản phẩm thì sẽ xảy ra những vấn đề nào, còn “Mức tiêu chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết” thì tập trung thể hiện hiệu quả giải quyết mà chúng ta có thể mang lại.
Công thức này thường được áp dụng cho bán khóa học kiến thức và kỹ năng. Ví dụ:
Học ba lê từ con số 0, thu hoạch phong thái hoàn mỹ và khí chất cao quý.
“Con số 0” là mức tiêu chuẩn thấp khiến người ta cảm thấy rất dễ học; “thu hoạch phong thái hoàn mỹ và khí chất cao quý” chính là hiệu quả.
Bảy ngày thông thạo tiếng Anh giao tiếp cơ bản.
“Bảy ngày” khiến người ta cảm thấy thời gian ngắn, dễ học, “Thông thao tiếng Anh giao tiếp cơ bản” là hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng công thức tiêu đề này để bán sản phẩm, ví dụ:
Mỗi ngày một viên, giúp bạn bảo toàn sức khỏe.
“Mỗi ngày một viên” là mức tiêu chuẩn thấp”, còn hiệu quả giải quyết là “bảo toàn sức khỏe”.
Các từ ngữ thể hiện mức tiêu chuẩn thấp:
– Chỉ với
– Chẳng cần
– Trong vòng
– Dễ dàng
– Đơn giản
– Con số đo được (5 giây, 1 ngày, 1 nốt nhạc, số tiền…)
Áp dụng ngay thành các tiêu đề lôi cuốn như:
Bí quyết giúp trắng da bật tông chỉ với 100k.
Đưa vào con số “giá hời” là “chỉ với 100k” thể hiện tiêu chuẩn thấp. “Trắng da bật tông” là hiệu quả giải quyết.
Dễ dàng đánh bay bệnh trĩ tại nhà trong 7 ngày
“Dễ dàng” và “7 ngày” là con số đo được thể hiện tiêu chuẩn thấp. “Đánh bay bệnh trĩ” là hiệu quả giải quyết.
Hãy viết các tiêu đề của bạn có sử dụng công thức Tiêu chuẩn thấp + Hiệu quả bên dưới nhé:
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
Lời khuyên hữu ích:
Vẫn còn khá nhiều biến tấu về cách đặt tiêu đề khác, nhưng tựu trung lại nó cũng chỉ là “biến tướng” của 4 công thức trên. Hãy sử dụng sáng tạo và linh hoạt để tạo ra những tiêu đề đỉnh cao cho bản thân bạn.
Nếu bạn đang bán hàng trên Facebook hay các mạng xã hội khác thì nên nhớ khách hàng chỉ dừng lại khi nhìn vào một bức ảnh hay video gây tò mò, bởi kích thước chữ trên MXH khác nhỏ nên dù bạn viết tiêu đề hấp dẫn đến mấy thì nhiều khả năng cũng sẽ bị bỏ qua, lúc đó thành tay trắng. Vì vậy hãy viết thẳng tiêu đề lên một bức ảnh gây chú ý.
Tham khảo top 8 thư viện ảnh chất lượng cao miễn phí:
1. Freepik.com (tôi hay dùng nhất là trang này)
2. Pixabay.com
3. Unsplash.com
4. Gratisography.com
5. Picjumbo.com
6. Pexels.com
7. Foodiesfeed.com
8. StockSnap.com
Tôi thường dùng Freepik.com vì đây là thư viện chứa nhiều chủ đề ảnh nhất hiện nay. Các từ khóa tôi thường tìm kiếm ở trang này như:
– Frame (Khung): Chỉ việc tải về rồi viết tiêu đề của mình lên trên
– Point at (chỉ trỏ): Tải về rồi viết tiêu đề của mình ngay cạnh ngón tay của người mẫu
– Zoom comic (tranh hoạt hình): Tải về rồi viết tiêu đề của bạn vào trung tâm của bức ảnh
Hoặc đơn giản chỉ là một tấm ảnh có nền màu đỏ và tiêu đề của bạn nổi bật với dòng chữ trắng ở trên. Đừng quan niệm rằng bán ô tô thì ảnh nền phải có ô tô, bán bất động sản thì ảnh nền phải có biệt thự… Luôn nhớ về mục đích của tiêu đề: Khiến người khác dừng lại và đọc tiếp nội dung.
Đây là một vài ví dụ về cách gắn tiêu đề lên ảnh nền, đem lại hiệu quả cao:
TỔNG KẾT LẠI KIẾN THỨC BƯỚC 3
04 công thức gốc làm nền tảng để phát minh ra các tiêu đề bạc tỉ:
- Từ ngữ thu hút + Giải pháp khách hàng cần + Vấn đề của khách hàng + Ngành hàng/Đối tượng khách hàng.
- Điểm nổi bật + Lợi ích
- Nỗi đau + Cách xoa dịu
- Mức chuẩn thấp + Hiệu quả giải quyết
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 1
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 2
8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 3
ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT BÊN DƯỚI:
X3 doanh số thực chiến không màu mè, đọc là làm luôn!
Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2022?
Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content
Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể
Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì
Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này
Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!
TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng