Thực ra tôi thuộc trường phái làm content hay là cứ phải ra đơn, cho nên ba cái thuật ngữ lè nhè tỏ vẻ nguy hiểm không bao giờ tôi đụng đến. Vì vậy, lời nói đầu của tôi cũng chẳng có gì ngoại trừ lời cám ơn sâu sắc nhất đến những tài liệu tham khảo của các tác giả xuyên suốt hành trình này.

Sau đây là 8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – PHẦN 3

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 1

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 2

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 3

Bước 6: Làm thế nào để thổi hồn vào từng câu chữ hay hơn?

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Các phần trước tôi đã chia sẻ gần như tất cả những tuyệt kĩ quan trọng nhất khi làm content của nhiều tác giả, dịch giả nổi tiếng hàng đầu trong lĩnh vực làm content marketing. Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản là điền vào chỗ trống như công thức thì có vẻ content sẽ khô khan, thiếu sức sống mặc dù chừng đó nội dung cũng đủ để bạn viết được nhiều dạng content bán hàng rồi. Dưới đây là một số mẹo để bạn hoàn thiện, đánh bóng và làm ngôn từ của mình sống động hơn. Chỉ cần áp dụng công cụ này, lời văn của bạn chắc chắn sẽ bay bổng hơn trông thấy.

Công thức 1: Sử dụng các từ đồng nghĩa và gần nghĩa

Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng từ điển ít nhất một lần rồi. Nhưng hầu hết vẫn chưa hiểu đúng công dụng của việc tìm các từ đồng nghĩa và gần nghĩa trong từ điển. Các ngòi bút còn non nớt thường suy nghĩ phải thay thế các từ đơn giản bằng các từ hoa hòe, bóng bẩy, càng cao siêu, càng tượng hình càng tốt. Nhưng xin thưa, sai lầm hoàn toàn.

Hãy đơn giản hết mức lời văn của bạn. Nếu có một từ hay cụm từ nào có vẻ dài, hãy cố gắng rút gọn nó. Mark Twain nói rằng dù viết là “viên cảnh sát” hay viết là “cớm” thì ông vẫn chỉ được trả cùng một số tiền. Bởi Twain khá lười, nên “cớm” đơn giản và nhanh gọn hơn. Hãy nhìn vào đó mà học hỏi, chọn từ ngữ ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những từ dài dòng. Dài quá chỉ khiến khách hàng “sợ đọc”!

Hãy nhớ quy tắc này: Nếu bạn không dùng một từ nào đó trong giao tiếp thông thường, thì đừng đưa nó vào văn viết. Đừng làm người đọc phải suy đoán nghĩa của nó.

Nếu đã dùng các từ “đơn giản” vài lần ở những câu văn trước, thì bạn cũng cần một từ đồng nghĩa để tránh lặp lại, làm như vậy đoạn văn trông sẽ linh động hơn. Có hai cách để tìm ra các từ đồng nghĩa nhanh chóng:

Cách 1: Tra cứu trên Google

Chỉ đơn giản là lên google và gõ “từ đồng nghĩa với đơn giản”, bạn sẽ được hàng tá những từ đồng nghĩa:

Rõ ràng   Tự nhiên

Dễ hiểu   Gọn gàng

Tường minh    Giản đơn

Có thể hiểu được   Không cầu kỳ

Không lẫn vào đâu được   Giản dị

Cách 2: Truy cập trang web https://vietnamese.abcthesaurus.com/ và gõ từ khóa cần tra cứu, nó sẽ trả về hàng loạt những từ đồng nghĩa và cả trái nghĩa.

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Bước tiếp theo phải làm gì?

Bạn hãy lướt qua chúng, chọn ra những từ có ÍT CHỮ NHẤT và bỏ qua những từ ngoằn ngoèo như “có thể hiểu được”. Nếu các từ còn lại có chung số lượng chữ thì ưu tiên lựa chọn từ dễ hiểu nhất.

Ví dụ: “Gọn gàng” và “Tường minh” đều đồng nghĩa với “đơn giản”, nhưng từ “Tường minh” có lẽ chẳng có nhiều người hiểu được nó, nên không chọn.

Một cuốn từ điển đồng nghĩa rất hữu dụng bởi nó cho bạn nhiều sự lựa chọn. Khi cần một từ đơn giản để thay thế một cụm từ dài, phức tạp thì cứ mở từ điển ra. Thật đơn giản mà vô cùng hiệu quả đúng không nào?

Công thức 2: Sử dụng phép so sánh

Bạn cần mua ngay As One Mad with Wine and Other Similes (Tạm dịch: Như một kẻ say mềm và Nhiều hình ảnh so sánh khác) của Elyse và Mike Somner. Có nó trong tay cũng như sở hữu một khẩu súng trăm phát trăm trúng vậy. Quyển sách dựng sẵn các hình ảnh so sánh để khiến câu từ thêm sống động, rõ ràng.

Các phép so sánh sẽ khiến người đọc ấn tượng hơn rất nhiều. Nếu nói ánh mắt của người đàn ông ấy sắt như dao cạo thì bạn đã dùng một phép so sánh rồi đấy. Bạn có thể tự sáng tạo thêm những phép so sánh của mình:

– Nhẹ như một cánh hoa hồng.

– Tuôn như thác đổ.

– Gớm ghiếc như rắn rết lúc nhúc.

Trong cuốn sách trên có phép so sánh: “Cuộc sống mà không có bạn bè giống như thiếu đi Mặt Trời vậy”. Áp dụng vào một content bán khóa học, ta có được: “Thiếu đi mạng lưới giao thiệp rộng rãi với các đại lý, bạn sẽ chẳng còn ngày mai tươi sáng”.

Một phép so sánh khác trong cuốn sách là: “Không có bạn bè, thế giới chỉ là một vùng đất hoang”. Bạn có thể cải biên thành: “Không biết cách kết nối, thế giới của bạn chẳng khác nào mảnh đất hoang vu”.

Sử dụng các phép so sánh đôi khi chẳng dễ dàng chút nào nhưng cũng đáng bõ công đấy chứ. Trong cuốn sách trên có rất nhiều hình ảnh ngọt ngào và thắm thiết chẳng kém gì nụ hôn dưới mái hiên trong một chiều mưa ngâu vậy. Tuyệt đấy chứ. Nhưng xin lưu ý: Đừng lạm dụng so sánh. Nếu dùng có chừng mực, câu từ sẽ sáng tỏ và dễ hiểu hơn. Nhưng nếu lạm dụng, độc giả sẽ bị quá tải và tránh xa bài viết của bạn ngay, vì họ phải dừng lại và động não quá nhiều.

Công thức 3: Liên kết các hình ảnh

Hãy mua ngay cuốn The Analogy Book of Related Word (Tạm dịch: Tuyển tập những Từ ngữ liên quan với nhau). Cuốn sách được coi là “Đường tắt đến thế giới của những ngôn từ lôi cuốn”. Tác phẩm của Glasser bao gồm rất nhiều đề mục, trong mỗi mục đều là những từ có liên quan với nhau và liên quan đến chủ đề chính. Hãy dùng những từ ngữ này để truyền tải ý bạn muốn nói đến với độc giả.

Ví dụ trong cuốn sách trên có chủ đề Bóng chày, bạn sẽ tìm được những từ có liên quan đến Bóng chày như: túi, bóng, lỗi, đương kim vô địch, phản công chớp nhoáng… Nếu bạn đang bán khóa huấn luyện cho doanh nghiệp thì chúng ta có thể tạo ra một slogan hay ho: “Đừng sợ đánh hụt! Hãy cứ tự tin mình là một doanh nghiệp vô địch và vung chày phản công chớp nhoáng!”

Cũng là khóa huấn luyện, khi lật tới chủ đề Cờ vua trong cuốn sách trên bạn sẽ thấy có hơn một trăm từ liên quan được liệt kê, chúng ta có thể tạo ra một slogan khác: “Các chiến thuật trong cuốn sách này sẽ dạy bạn cách chiếu tướng đối phương”.

Thật tuyệt vời! Hãy sử dụng cuốn sách của Glasser để khiến ngôn từ của bạn bật khỏi trang giấy và nhảy nhót trong tâm trí độc giả.

Công thức 4: Sử dụng trích dẫn

Hãy trở thành người viết nên lịch sử, chứ

không phải nạn nhân của các biến động quá khứ,

hãy tự tin quyết định vận mệnh

của chính chúng ta, đừng để nổi hoài nghi

và cảm xúc bồng bột che mờ tầm nhìn.

— JOHN F. KENNEDY —

Trích dẫn này chẳng liên quan gì tới content marketing, nhưng đặt vào chỗ này nhìn cũng “ngầu” đấy chứ?

Đó chính là lý do vì sao nên dùng câu trích dẫn: Vì chúng thu hút ánh mắt chúng ta. Độc giả thường tìm đọc các dấu ngoặc kép trích dẫn trong bài viết của họ. Họ đang tìm kiếm những lời thoại hay nhất, có giá trị tổng kết nhất, tràn đầy sức sống nhất. Mục tiêu của chúng ta là tìm một câu trích dẫn phù hợp để nâng cao giá trị những câu văn đã viết trước đó. Trong rất nhiều trường hợp, dù đọc cả quyển sách hàng trăm trang nhưng những gì độc giả nhớ được chỉ là một vài câu trích dẫn trong ngoặc kép.

Hãy sử dụng câu trích dẫn của những nhân vật nổi tiếng, uy tín mà nhiều người biết đén và khéo léo chế biến nó thành công cụ trong content marketing.

Ví dụ: Trong cuốn The Wit and Wisdom of Mark Twain (Tạm dịch: Trí tuệ và sự thông thái của Mark Twain), khi lật qua các trang tôi ấn tượng nhất câu: “Trí tuệ con người cũng như thuốc súng vậy, nó không thể tự phát nổ; mồi lửa phải đến từ bên ngoài”. Bạn có thể kết hợp để tạo ra vài dòng cho riêng mình: “Trí tuệ con người cũng như thuốc súng vậy, nó không thể tự phát nổ; mồi lửa phải đến từ bên ngoài! ABC chính là “mồi lửa” giúp tư duy doanh nghiệp của bạn bùng nổ”.

Cuốn hút đấy chứ!

Trích dẫn sẽ thêm gia vị cho bài viết của bạn. Thử đọc bất kỳ lá thư nào có trích dẫn xem, mắt bạn sẽ hướng vào đó ngay lập tức. Trích dẫn cũng khiến đoạn văn sống động hơn. Tất nhiên, đừng chọn những câu trích quá dài, dù hấp dẫn tới đâu thì đoạn trích của bạn kéo dài khoảng chục dòng thì cũng chả ai buồn đọc nó. Tiêu chí của một trích dẫn tốt:

– Ngắn gọn (một đến hai câu là tốt nhất).

– Có liên quan tới những gì bạn đã viết trước hoặc sau đó.

– Phải đến từ một nhân vật mà ai ai cũng đều biết.

Bạn có thể tìm mua ở hiệu sách những tuyển tập về trích dẫn hay, hoặc đơn giản là gõ trên Google.

MẸO HAY

Bạn có thể không nhất thiết phải mua quyển sách nào ở trên, cũng không cần nhớ hết 4 biện pháp sử dụng từ ngữ vì ứng dụng bên dưới sẽ làm sẵn hết cho bạn.

Với kingcontent.pro, chỉ cần gõ vào từ ngữ bất kì, máy tính sẽ liệt kê ra hàng trăm câu hoàn chỉnh cực hay chỉ trong 3 giây với đầy đủ các công thức ngôn từ. Ví dụ bạn gõ từ “hạnh phúc” vào ô này, máy tính sẽ liệt kê ra hàng trăm câu hoàn chỉnh có chứa từ đó:

– Đàn ông yêu bằng mắt nên làm mới bản thân góp phần rất lớn để hạnh phúc không bị phá hoại.

– Giảm XXX % cho các chị em mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn.

– Nhân viên thân thiện, nhiệt tình vì mang lại sự hài lòng cho bạn là hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi.

– Nhìn nụ cười và sự tự tin tạo dáng của cô ấy là đủ thấy cô hạnh phúc như thế nào.

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Bước 7: Viết dài ra sao, viết ngắn thế nào để khách hàng vẫn đọc hết?

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Công thức 1

(Những chia sẻ dưới đây có sử dụng tài liệu từ cuốn sách Kỹ thuật viết bài PR – Quảng cáo đúng tâm lý khách hàng của tác giả Thiên Trần. Rất hay, các bạn nên tìm mua ngay!)

VIẾT CONTENT DÀI HAY NGẮN – BÀI NÀO CÓ HIỆU QUẢ BÁN HÀNG TỐT HƠN?

Hãy dành 1 phút để suy nghĩ và chọn theo cách nghĩ của bạn, bạn sẽ chọn:

X Bài viết NGẮN

X Bài viết DÀI

Đa số mọi người sẽ chọn bài viết NGẮN sẽ hiệu quả hơn vì khách hàng hiện nay quá bận rộn (bận làm và cả bận lướt tiktok) và không còn nhiều thời gian đâu mà đọc. Mặc khác, khi nhìn thấy bài dài sẽ làm họ “sợ đọc”!

          Với kinh nghiệm của tôi thì “Đó là suy nghĩ sai lầm”

Đối với tôi, bài viết NGẮN là bài viết kém hiệu quả bán hàng nhất. Bạn nên biết rằng một trong những lý do chính ngăn cản khách mua sản phẩm của bạn là THIẾU THÔNG TIN. Khi đọc bài viết của bạn mà họ còn nhiều thắc mắc chưa được thỏa mãn thì khách có xu hướng trì hoãn quyết định mua hàng vì cảm thấy chưa an tâm, chưa có cảm giác an toàn khi mua hàng, nhiều khi họ còn chẳng thèm inbox hay cment, hay gọi cho bạn để tìm kiếm thêm thông tin.

Vì vậy, một bài viết NGẮN chỉ với vài câu thì thực sự rất khó để truyền tải đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm giúp thuyết phục khách hàng. Tôi có một ví dụ giúp bạn hình dung rõ hơn hiệu quả kém của những bài viết NGẮN.

“Có 2 người bán hàng A và B. Người A gặp khách hàng và nghĩ rằng khách hàng không có nhiều thời gian, nên cuộc hẹn diễn ra rất nhanh, người A tư vấn một cách ngắn gọn về sản phẩm của mình rồi đề nghị khách mua hàng. Bạn biết rồi đấy! Khách hàng thường sẽ nói câu nói quen thuộc mà người nào từng làm vị trí nhân viên bán hàng sẽ hiểu rõ: “Có gì tôi sẽ liên hệ lại sau”. Tại sao khách hàng thường nói câu đó khi kết thúc cuộc hẹn. Bởi vì họ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin giúp củng cố quyết định mua hàng, khách hàng còn nhiều thắc mắc nhưng họ lại không được người A chủ động khơi gợi và giải đáp. Kết quả họ trì hoãn quyết định mua hàng là hiển nhiên. Nhưng người bán hàng B lại khác, người B hẹn gặp khách hàng và nghĩ rằng khách rất cần những thông tin quan trọng trước khi họ quyết định mua hàng. Người B dành nhiều thời gian hơn và tư vấn rất đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng chưa hiểu rõ. Kết quả thì bạn cũng có thể đoán được rằng người B đề nghị mua hàng thì khả năng anh ta có được đơn hàng cao hơn với người bán hàng A”.

Nói như vậy thì bài viết DÀI sẽ hiệu quả hơn chăng?

Điều này cũng chưa đúng, một bài viết gọi là DÀI khi truyền tải lượng thông tin ít nhưng lại làm cho người đọc phải đọc quá nhiều câu chữ. Khi đọc hết bài của bạn, người đọc cảm thấy thông tin thực sự quá ít và bạn viết nhiều thứ không liên quan đến những điều họ quan tâm, dẫn đến tình trạng nhiều câu chữ dư thừa trong bài viết, làm mất thời gian của người đọc. Như vậy bài viết DÀI cũng không mang lại hiệu quả bán hàng. Có người nói rằng viết VỪA ĐỦ thôi! Vậy như thế nào gọi là VỪA ĐỦ? Bao nhiêu chữ thì gọi là VỪA ĐỦ với một bài bán hàng? ½ trang giấy A4 là NGẮN hay DÀI hay VỪA ĐỦ? Bạn sẽ không thể định nghĩa rõ được và sẽ nói rằng “tùy sản phẩm, tùy dịch vụ”.

Chắc hẳn có rất nhiều người khi viết xong, đọc lại và cảm thấy bối rối rằng có nên nhồi thêm chữ vào nữa hay không? Hoặc có nên rút ngắn lại hay không? Bài viết này có quá nhiều với khách hàng không? Vấn đề ở đây không phải là bài viết của bạn có bao nhiêu chữ mà là bạn cần quan tâm đến THÔNG TIN chứ không phải số lượng con chữ, không phải NGẮN, hay DÀI, hay VỪA ĐỦ, mà là những THÔNG TIN nào khách cần thiết phải biết trước khi ra quyết định mua hàng. Nếu bạn cảm thấy vần thêm thông tin để thuyết phục khách hàng thì bạn cứ đưa vào bài viết và đừng sợ rằng nhiều thông tin sẽ làm bài viết dài hơn. Có một điều bạn hãy nhớ kỹ rằng: “Khi bạn cung cấp những thông tin cần thiết và liên quan đến khách hàng thì dù bài viết của bạn có bao nhiêu chữ họ cũng sẵn sàng dành thời gian để đọc hết”.

Tôi tin rất nhiều người đã từng nói với bạn rằng: “Bài viết dài vậy ai mà đọc”. Theo bạn bài viết nhiều thông tin như vậy ai sẽ là người đọc?

(Hãy dành vài giây để suy ngẫm)

Câu trả lời là: “Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn sẽ là người đọc hết bài viết nhiều thông tin”

Hãy nhớ lại xem khi bạn muốn mua sản phẩm nào đó nhưng không biết đơn vị cung cấp nào có chất lượng tốt để mua, hoặc không biết bên nào có giá tốt hơn, đơn vị nào có chương trình hậu mãi tốt để lựa chọn. Bạn thường tìm kiếm thông tin trên Google, kết quả tìm kiếm xuất hiện rất nhiều website, bạn sẽ đọc một website duy nhất rồi quyết định mua hàng hay bạn đọc nhiều website sau đó mới quyết định mua của bên nào là tốt nhất? Bạn sẽ đọc rất nhiều thông tin và đọc trong nhiều ngày đúng không? Bạn sẽ đọc ít nhất 3 website trong top đầu, có người mua thì đọc hết hơn 10 website ở trang 1 Google, nhiều người kỹ hơn nữa thì click qua trang 2, trang 3 để củng cố thêm quyết định mua hàng.

Bạn thấy đấy, khi khách hàng có nhu cầu mua một món hàng, họ sẽ dành nhiều thời gian để đọc, có thể coi như khi có nhu cầu họ rất THAM THÔNG TIN. Nếu trong bài viết của bạn chỉ giới thiệu những thông tin cơ bản về SẢN PHẨM và yêu cầu khách hàng gọi điện đến “hot line” để được tư vấn thêm thì bạn đang đánh mất rất nhiều khách hàng tiềm năng rồi.

Chốt lại, 3 lý do bạn nên viết đầy đủ thông tin mà đừng ngại bài viết DÀI:

  1. Khách hàng ĐÓI THÔNG TIN trước khi quyết định mua hàng.
  2. Bài viết của bạn chỉ tiếp cận khách hàng có 1-2 lần thôi nên đừng để họ ĐÓI THÔNG TIN mà bỏ qua xem bài viết đầy đủ hơn của đối thủ.
  3. Đối thủ cạnh tranh càng lúc càng nhiều và họ sẵn sàng tạo ra những bài viết tốt hơn bạn.

NHƯNG MÀ… VIẾT VỀ NỘI DUNG NÀO THÌ GỌI LÀ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN?

Có một tình huống vui của một người rất giỏi trong lĩnh vực viết quảng cáo là ông David Ogilvy, bạn hãy đọc vĩ dụ dưới đây:

“Ông Ogilvy có một người bạn tên Jack, người bạn này biết rõ ông Ogilvy rất giỏi trong lĩnh vực viết quảng cáo nên thách đố với ông ấy một tình huống. Ông Jack đố ông Ogilvy viết một bài quảng cáo mà ông ấy đọc hết các chữ trong đó. Ogilvy đồng ý và đặt ngay một tiêu đề mà không cần viết nội dung bên trong mà biết chắc chắn ông Jack đọc tiêu đề này thì ông Jack sẽ đọc từng chữ một có trong bài viết. Bạn có biết ông Ogilvy đặt tiêu đề gì mà tự tin đến vậy không?

Tiêu đề của ông Ogilvy là “Những gì dưới đây viết chi tiết về người bạn tôi là Jack”. Bạn nghĩ rằng ông Jack có đọc hết bài viết này không? Chắc chắn là có, vì bất kì ai cũng luôn quan tâm những gì liên quan đến mình.

Trên là trường hợp content chỉ viết cho một người. Nếu bạn đang viết content cho hàng nghìn độc giả thì sao, bạn không thể gọi tên chính xác từng người trong content được. Phương pháp ở đây là: Bạn chỉ cần tìm ra chính xác nỗi đau mà khách hàng hiện tại đang gặp phải, sau đó tập trung viết về các giải pháp làm sao để giúp họ vượt qua nỗi đau đó. Khi thấy nỗi đau của mình trong đó, họ sẽ chú tâm đọc hết bài, càng đọc đến cuối bài khả năng mua hàng của họ càng cao. Khi bạn biết chính xác nỗi đau, ý tưởng về các giải pháp sẽ tuôn chảy trong luồng content, trong từng câu chữ của bạn.

Nỗi đau của khách hàng phải được tìm ra bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thăm dò thông tin của họ. Rất nhiều công ty, tập đoàn bỏ rất nhiều tiền và thời gian để nghiên cứu thị trường. Cho nên việc bạn ngồi cắn bút và nghĩ rằng “Khách là đối tượng A, khách đang cần sản phẩm B” thì 99% là sai bét cả rồi đấy.

Tôi chia sẻ với bạn một mẹo để tìm ra chính xác nỗi đau của khách hàng:

Bước 1: Truy cập kingcontent.pro và gõ từ khóa sản phẩm của bạn. Tool sẽ lọc ra hàng loạt vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Bước 2: Click vào nút mũi tên màu xanh này  ở mỗi chủ đề bạn muốn, máy tính sẽ thống kê ra TOP 20 bài viết hay nhất trên Google về chủ đề đó. Ví dụ tôi click chọn chủ đề “Cách chữa hói đầu ở nam giới” và nhận được 20 kết quả như sau:

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Click vào xem các bài viết của đối thủ, bạn sẽ nhanh chóng sưu tầm được hàng loạt “vấn đề của khách hàng”, việc còn lại là sao chép, tham khảo các vấn đề này vào content.

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Hãy đọc lại : “Công thức mô tả lợi ích sản phẩm khiến khách hàng không thể cưỡng lại”, bạn sẽ nhận được câu trả lời cho việc nên cung cấp những thông tin gì, rất hay.

CÔNG THỨC ĐỂ RÚT NGẮN CÂU CHỮ MÀ VẪN ĐỦ THÔNG TIN

Tôi yêu cầu bạn viết nhiều thông tin trong bài chứ không phải viết DÀI. Vì khách hàng muốn đọc thông tin chứ không cần đọc chữ của bạn. Tôi có một kỹ thuật nhỏ này giúp bạn biết được mình đang viết THÔNG TIN hay đang viết nhiều câu từ DÀI DÒNG. Đây gọi là kỹ thuật “NHỔ CỎ”, khi viết xong một bài viết, bạn hãy chọn vài từ trong một câu và thử xem những từ ngữ nào nếu xóa đi mà đọc câu văn vẫn có nghĩa thì tức là từ ngữ đó bị dưa thừa, từ ngữ đó không chứa thông tin và không cần thiết. Bạn xóa đi một câu trong đoạn văn mà khi đọc lại đoạn văn đó vẫn hiểu nghĩa thì câu đó bị dưa thừa. Bạn có thể thưa ngay bằng cách này với bất kỳ bài viết nào bạn đã từng viết. Bạn sẽ bất ngờ nhận thấy rằng, bài viết của bạn được rút ngắn lại một cách “khủng khiếp”. Và nhận ra bạn không truyền THÔNG TIN cho khách hàng mà phần lớn bài viết chỉ truyền CÂU CHỮ cho họ thôi.

Công thức 2

(Những chia sẻ dưới đây có sử dụng tài liệu từ quyển sách “Thôi miên bằng ngôn từ” của dịch giả Phúc Lâm, rất hay các bạn nên tìm mua ngay!)

Bạn không nên viết dài lê thê, dông dài, tràng giang đại hải. Song, điều này cũng chẳng có nghĩa là bạn phải cố hết sức cô đọng và tóm lược mọi thứ. Dù gì đi nữa, mọi người sẽ đọc bất cứ bài viết dài hay ngắn nào, miễn là nó thu hút họ từ đầu chí cuối. Đây chính là bí quyết giúp bạn kiếm ra tiền đấy.

Hãy nhớ: Viết càng nhiều bán càng đắt. Vì thế, đừng chần chừ khi bài quảng cáo của bạn quá dài. Những trang web nhiều chữ thường hiệu quả hơn NHIỀU so với những trang web ít chữ. Nhưng tất nhiên, không phải cứ viết dài là thu hút được nhiều người. Như ta đã biết, nếu người đọc cảm thấy chán ngay từ đầu, họ sẽ bấm nút ra khỏi trang web mà không cần phải suy nghĩ. Phương châm của tôi luôn là: “Nếu bạn đòi mức giá càng cao, bạn cần dùng càng nhiều chữ càng tốt”.

Nếu bạn chỉ muốn khách hàng đăng ký miễn phí dịc vụ từ thư chào hàng, hay muốn bán một món hàng nào đó chỉ vài chục ngàn, hoặc 100-300 ngàn thì một vài từ súc tích thôi là đủ. Nhưng nếu bạn bán một chiếc máy tập thể dục giá tận vài chục triệu, hay những món hàng cả trăm triệu thì cần phải dùng nhiều từ ngữ hơn. Nếu mọi người đều biết đến thương hiệu hay sản phẩm của bạn rồi thì có lẽ bạn cũng không cần dùng quá nhiều lời. Nếu mọi người đều hiểu được vì sao giá bán lại cao thế, thì bạn cũng chẳng cần phải giải thích hay thuyết phục nhiều. Song, nếu như người đọc cần được thuyết minh về sản phẩm và giải thích về mức giá, thì đừng ngần ngại viết dài thêm.

Nguyên tắc chính cần ghi nhớ là tập trung vào nhu cầu người mua hàng. Họ sẵn sàng đọc các bài viết dài như sách, báo, tạp chí hay bản tin… miễn là họ cảm thấy có nỗi đau của mình trong đó ngày từ NHỮNG CÂU ĐẦU TIÊN. Nếu mọi người chẳng buồn đọc content của bạn thì đó là do bạn chưa viết đúng nỗi đau của họ mà thôi. Nỗi đau phải sử dụng các nghiên cứu để tìm ra chứ không phải cắn bút rồi từ bụng ta suy bụng người, 99% đều sai bét!

Giờ thì hãy xem bạn có thể khiến khách hàng cảm thấy “bản thân họ” trong content bằng cách nào.

Trước khi đọc bất kì bài viết nào, độc giả sẽ có ba câu hỏi chính:

“Ai cần quan tâm chứ?”

“Vậy thì sao nào?”

“Có liên quan gì đến tôi không?”

Bạn có biết Bart Simpson – một trong những nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình hài nổi tiếng tại Mỹ không? Chắc bạn sẽ ngay lập tức nghĩ trong tâm trí: “Không biết, mà ai cần quan tâm chứ?”. Đấy, với content mà bạn viết khách hàng cũng sẽ có ba câu hỏi trên cần phải giải quyết, nếu không họ sẽ rời đi, bạn mất hết cơ hội bán hàng. Thử nghĩ xem, khi cầm một cuốn tạp chí lên, hoặc thậm chí khi mở mail, bạn chỉ lướt qua và chọn lọc những gì mình quan tâm mà thôi. Nếu bài viết hoặc email đó không gây ấn tượng bạn sẽ bỏ qua, đúng chứ? Ngay cả khi đó là cuốn tạp chí bạn thích nhất, bạn cũng sẽ không đọc hết bài viết đâu, đúng không? Có thể bạn sẽ liếc qua một chút, nhưng sau vài giây khi thấy nội dung đó không dành cho mình, lập tức bạn sẽ lật sang trang khác.

Content video cũng không ngoại lệ, người trẻ dùng Facebook, Youtube hay TikTok cũng vậy, họ rất có thời gian rảnh để lướt xem các nội dung video nhưng nếu video đó không liên quan tới tình yêu, giải trí, phốt… mà toàn tin chính trị thì khả năng cao họ cũng sẽ lướt qua ngay khi video đó kịp phát ra âm thanh.

Một lần nữa, hãy trả lời lại các câu hỏi:

“Ai cần quan tâm chứ?”: Ai sẽ quan tâm bạn viết gì? Tại sao họ phải quan tâm?

“Vậy thì sao nào?”: Tại sao nội dung bạn viết lại quan trọng với họ? Bạn có gì quan trọng muốn nói ư? Điều đó có thực sự quan trọng không đấy?

“Có liên quan gì đến tôi không?”: Độc giả sẽ được lợi gì khi đọc? Độc giả sẽ nhận được gì từ lời chào bán đó?

Thấu hiểu nỗi đau của khách hàng chính là chìa khóa của mọi content thành công! Khi hiểu được những gì khách hàng đang cần, bạn đã nắm chắc lợi thế!

Hãy quẳng cái tôi của mình đi và hãy tập trung vào cái tôi của khách hàng. Đừng kể lể về những thứ bạn muốn; hãy phô bày những gì họ muốn. Hoặc, nếu bạn đang chào bán sản phẩm mới, hãy nêu ra các đặc điểm khiến họ chú ý, chứ không phải bạn. Khách hàng luôn ích kỷ. Tất cả những gì họ quan tâm là bản thân. Hãy tập trung vào mối quan tâm đó. Thử tưởng tượng nhé: Nếu ngay bây giờ, có một phụ nữ gõ cửa và đề nghị sẽ giúp bạn viết ra những bài quảng cáo hấp dẫn, bạn sẽ lắng nghe cô ấy, đúng chứ? Vẫn là người phụ nữ đó, nhưng cô ấy lại muốn bán tã giấy thì sao? Người thứ nhất tập trung vào những gì bạn muốn, người thứ hai chỉ quan tâm đến những gì cô ta muốn. Người nào sẽ khiến bạn chú ý đây?

Hoặc: “Nếu cầm trên tay bức ảnh chụp tập thể, bạn sẽ nhìn vào gương mặt nào đầu tiên? Hiển nhiên là chính bạn. Bởi bạn quan tâm đến bản thân mình, người đọc cũng vậy, họ quan tâm đến bản thân họ chứ không phải bạn.

Chốt lại, hãy ghi nhớ các câu hỏi: “Vậy thì sao nào? Ai quan tâm chứ? Có liên quan gì đến tôi không?” và trả lời chúng trước khi bắt đầu viết, bạn sẽ khiến người đọc dán chặt mắt vào trang giấy ngay từ những giây đầu tiên.

Tuyệt vời nhất là những câu hỏi này được lồng ghép vào tiêu đề của content, nó sẽ quyết định xem họ có nên đọc tiếp nội dung bên trong hay không. Trả lời được ba câu hỏi trên bạn sẽ xác định được nỗi đau của độc giả.  Công thức viết tiêu đề content hiệu quả siêu tốc.

MẸO: Cách gợi mở nỗi đau khách hàng ngay từ những dòng đầu tiên

Bước 1: Truy cập Kingcontent.pro và gõ tên sản phẩm của bạn.

Bước 2: Máy tính sẽ hiển thị tên gọi các nỗi đau cụ thể mà khách hàng đang tìm kiếm

Công thức 2

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

Ví dụ:

– Nỗi đau: Dị ứng mỹ phẩm khi nào hết, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Dị ứng mỹ phẩm không biết bao giờ mới hết, dùng kem XXX này đi 2 tuần là khỏi!

– Nỗi đau: Tại sao mỹ phẩm nội địa Trung lại rẻ, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Hàng mỹ phẩm nội địa Trung chất lượng cao nhưng vì sao giá lại rẻ? Hãy cùng xem câu trả lời bên dưới!

– Nỗi đau: Nên dùng mỹ phẩm Hàn Quốc loại nào, bạn có thể tạo ra một tiêu đề: Loạn chiến trận mỹ phẩm Hàn Quốc, không biết chọn loại nào chính hãng? Hãy tham khảo bài viết sau!

tool viết content

Bước 8 – cuối cùng: Biên tập lại content trước khi xuất bản siêu phẩm

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất

(Nội dung bên dưới có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Thôi miên bằng ngôn từ” của dịch giả Phúc Lâm, rất hay các bạn nên tìm mua ngay!)

Biên tập có phải là bước quan trọng? Ernest Hemingway đã từng nói: “Nhiều nhà văn đã quên mất bước quan trọng nhất khiến tác phẩm của họ trở nên sáng giá – chỉnh sửa bản thảo, cố gắng biến nó thành một tác phẩm hoàn thiện, thành một áng văn sáng lóa chẳng khác gì thanh gươm mới mài xong”

Còn đây là quan điểm của tôi: Chỉnh sửa và viết lại, bước cuối cùng trong quy trình nạp năng lượng cho ngòi bút, chính là cơ hội để bạn chắc chắn nội dung của mình đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Trong bước một bạn nói rằng bạn muốn tạo ra một nội dung cụ thể có thể khiến khách hàng thực hiện một hành động cụ thể. Và giờ chính là lúc bạn ngẫm lại xem mục tiêu ấy bạn đã đạt được hay chưa.

Đây cũng là lúc bạn cần lắng nghe Quý ngài biên tập viên. Tại sao? Vì bây giờ, bạn cần chỉnh sửa sao cho tác phẩm của mình thật hoàn hảo.

Tôi nhận thấy hầu hết mọi người không biết cách chỉnh sửa bài viết của mình. Họ tự tin viết mà ít chú ý đến chính tả, càng ít để tâm đến dấu câu hơn, rồi cứ thế mà gửi tập bản thảo đi. Họ không biết rằng đó là con đường ngắn nhất đưa bản thảo của họ vào sọt rác.

Đâu là cách chỉnh sửa đúng đắn? Trong chương trình này tôi sẽ giới thiệu những phương pháp hữu ích giúp bạn mài giũa câu chữ sao cho thật sắc bén, theo cái cách Hemingway từng nói vậy.

Cách 1: Cắt phần đầu đi

Nhìn vào văn bản của bạn và xem một vài đoạn văn đầu tiên. Bạn có thể xóa chúng đi không? Liệu nội dung vẫn đảm bảo nếu không có đoạn đầu tiên và đoạn thứ hai chứ?

Nếu bạn đang viết một cuốn sách, hãy xem chương trình đầu tiên. Bạn có thể bỏ chương trình này chứ? Liệu cuốn sách có còn trọn vẹn nếu không có chương đầu?

Bruce Barton, tác giả cuốn sách bán chạy nhất năm 1925, The Man Nobody Knows (Tạm dịch: Kẻ vô danh), từng nói các nhà văn thường viết những điều vớ vẩn trước khi vào đúng vấn đề chính.

Trong một bài viết vài đoạn đầu tiên thường rất lan man. Hãy thử đọc lại và xem có nên xóa chúng đi hay không. Trong một tác phẩm dài hơi hơn, một cuốn sách chẳng hạn, ta có thể bỏ luôn chương đầu tiên. Tại sao? Theo như Barton, những chương đầu thực ra chỉ là bước “làm nóng” ngòi bút. Rất có thể bạn không thật sự cần chúng.

Là một nhà phê bình sách, tôi đã đọc rất nhiều “chương đầu” vô dụng, hoàn toàn có thể xóa đi mà chẳng hề ảnh hưởng gì đến tổng thể tác phẩm. (Đa số những sách ấy đều là những tác phẩm tự xuất bản). Có lẽ tác giả đã quá luyến tiếc từng câu chữ nên chẳng nỡ gạch bỏ những phần “mỡ thừa” đó.

Là một người viết bài cho các tạp chí, tôi luôn cố gắng tạo được những đoạn đầu cuốn hút để độc giả chú ý. Tuy nhiên, hầu như các vi biên tập viên lúc nào cũng xóa đi cái đoạn tôi nghĩ là vô cùng “đắt” đó. Nhưng lạ thay, chả có độc giả nào phàn nàn chuyện này cả.

Giờ hãy nhìn kỹ lại hai ba đoạn đầu bài. Bạn có thể xóa chúng đi không? Tôi không nói rằng bạn phải xóa đi ngay. Tôi chỉ nói là bạn hãy nhìn thật kĩ xem những đoạn đó có thực sự cần thiết hay không. Nếu không, đừng ngần ngại gạch bỏ chúng.

Cách 2: Cắt phần kết đi

Khi viết, hãy chú ý phần kết trong bài viết. Bạn có thực sự cần chúng không?

Trong một cuốn sách, hãy xem chương cuối cùng. Bạn có thể bỏ nó đi mà nội dung cuốn sách vẫn trọn vẹn.

Đây cũng là những đoạn văn hay những chương sách bạn có thể cắt bỏ đi. Nhưng xin nhắc lại, hãy đọc thật kĩ, nghĩ thật sâu trước khi xóa đi phần kết.

Cách 3: Cứ 6 từ lại cắt 1 từ

Một biên tập viên ở California, Dewitt Scott đã từng đồng sáng tạo một chương trình máy tính tự động đếm, cứ sáu từ thì sẽ xóa đi một từ trong bài viết của ông. Scott thừa nhận rằng mạc dù chương trình thường xóa những từ quan trọng, nhưng nó cũng cho thấy rằng anh luôn luôn có thể cắt gọn mọi thứ đi.

Nhìn vào bài viết của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu cách sáu từ bạn xóa đi một từ? Hay là cách ba từ? Hay thậm chí là cách bốn câu thì xóa đi một câu?

Đôi khi bạn sẽ mất một từ hoặc cụm từ rất quan trọng. Nhưng tôi chắc chắn qua tiến trình này, bạn sẽ học hỏi cách tối giản câu chữ đi. Độc giả ngày nay muốn mọi thứ súc tích, đơn giản. Vì vậy, đừng chần chừ bỏ đi những phần thừa thãi.

Đôi khi các nhà văn nói với tôi rằng họ không biết cách “kiếm chế” ngôn từ của mình, hay rằng bản thảo của họ chẳng thể gọt được gì nữa.

Thế là tôi hỏi: “Vậy sẽ thế nào nếu anh/chị nhận được 1.000 đô từ tôi nếu làm như vậy?”. Thế thị họ chắc chắn xắn tay áo lên và bắt đầu vạch lá tìm sâu rồi! Văn bản của bạn chẳng phải gốm sứ khó vỡ, chúng chỉ giống như đất sét thôi, bạn có thể bóp nặn chúng tùy thích. Ý tôi là hãy cứ gạch bỏ thoải mái đi.

Hãy nhớ phương châm “cách sáu từ, xóa một từ” khi bạn đọc lại bài viết của mình. Nội dung của bạn sẽ được cô đọng, súc tích hơn. Cũng xin nhắc lại câu nói tuyệt vời từ tiểu thuyết gia Elmore Lenonard: “Tôi cố gắng loại bỏ những phần mà người đọc thường hay bỏ qua”.

Cách 4: Lời khuyên từ Stephen King

Tiểu thuyết gia kinh dị với nhiều đầu sách bán chạy Stephen King đề xuất rằng hãy in 10 bản sao tác phẩm của mình và giao cho 10 người bạn. Nhờ họ chỉnh sửa bài viết giúp bạn và tự do bình phẩm về những gì bạn viết.

Bài viết của bạn chắc chắn sẽ “lên thớt” và sẵn sàng bị “băm vằm”. Những hay nhìn vào mặt tốt mà xem: ít nhất bạn được sửa bài miễn phí.

Đừng vì những lời chê mà “nuôi hận” với những người bạn kia. Cứ tưởng tượng bạn là một nhà nghiên cứu đang muốn khảo sát ý kiến sống đông. Ai thích bài viết của bạn? Ai không thích? Họ thích điều gì? Họ không thích điều gì?

Stephen King khuyên bạn nên lọc ra những ý kiến đa số. Nói cách khác, nếu gần như cả 10 người bạn đều cho rằng họ không thể hiểu nổi Chương 5, bạn nên đọc lại chương đó và xem xét có nên bỏ nó đi không. Nhưng nếu bạn nhận chỉ một hai lời chê bai cho một chi tiết nào đó, đừng quan tâm, bạn không thể làm dâu trăm họ.

Tôi xin nhắc lại, hãy tập trung vào ý kiến của số đông. Nếu tất cả 10 người đều không hài lòng với tiêu đề, hãy chọn ngay tiêu đề mới. Nhưng nếu chỉ có một người phàn nàn thì không cần quá bận tâm.

Cách 5: Nhờ ai đó đọc to những gì bạn viết

Đối với tôi, đây là cách hiệu quả và sáng suốt nhất để kiểm chứng chất lượng bản thảo của bạn.

Đưa văn bản đó cho bạn bè và nhờ họ đọc to cho bạ nghe. Vì sao vậy? Vì bạn sẽ hiểu được những gì người đọc sẽ trải qua khi đọc bài viết của bạn. Nếu họ đọc vấp, líu lưỡi hay nhăn trán, vò đầu bứt tóc ở bất kỳ đoạn nào thị hãy đọc và viết lại những đoạn đó ngay.

Một khi đã gửi bản thảo của mình cho các nhà xuất bản hay các biên tập viên hay chính khách hàng, bạn không biết họ sẽ đọc như thế nào. Họ chỉ đọc thầm trong đầu tại văn phòng của họ và bạn không thể biết được họ nghĩ gì khi đọc. Nhưng khi ai đó đọc to những gì bạn viết ngay trước mặt bạn, toàn bộ tiến trình đó sẽ trở nên trực quan hơn. Mọi vấn đề trong bài viết rồi cũng sẽ lộ ra.

Muốn bài viết hay và hấp dẫn thì nội dung phải dễ đọc, dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Khi ai đó đọc cho bạn nghe, bạn cũng nhanh chóng phát hiện ra chỗ mình cần sửa lại cho trôi chảy và thu hút hơn.

Cách 6: Tự đọc to bài viết

Phương án này cũng giống phương án bên trên. Tuy nhiên, vì người đọc là chính bạn, nên trải nghiệm chắc chắn sẽ khác. Song, như bạn có thể tưởng tượng ra, bạn viết ra bài này nên chắc chắn bạn sẽ đọc mọi thứ trôi chảy và dễ dàng hơn. Vậy nên, những đoạn “chưa ổn” sẽ khó phát hiện hơn.

Cách 7: Hỗ trợ miễn phí

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không quá chú tâm chỉnh sửa mọi thứ, bạn sẽ tự nhiên tuân thủ các quy tắc ngữ pháp.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhờ các công cụ hỗ trợ giúp đỡ.

Đầu tiên, bạn có thể cài đặt phần mềm kiểm tra ngữ pháp miễn phí cho máy tính. Hoặc có thể nhờ bạn bè, người thân hay tìm đến các chuyên gia ngữ pháp trên mạng giúp đỡ.

Cách 8: Hãy thư giãn

Hãy thư giãn trong khoảng ba ngày đến ba tuần sau khi hoàn thành một bài viết. Bỏ hết các công việc của bạn qua một bên và thư thả đầu óc. Vì sao? Bởi vì khi quay lại, bạn sẽ nhìn được những gì mình viết dưới một lăng kính mới.

Điều này không có nghĩa cứ hết một bản thảo là bạn phải đi nghỉ vài tuần. Thay vào đó, hãy bắt tay vào một dự án mới. Hãy tạm gác qua một bên bài bạn đang viết.

Bạn đã bao giờ đọc lại bức thư mình gửi đi vài tháng trước? Tôi đã từng như vậy. Và tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện lỗi chính tả đầy rẫy, còn câu cú thì lủng củng vô cùng. Khi đọc bức thư ngay sau khi hoàn thành, tôi biết rằng có gì đó không ổn. Nhưng phải sau đó vài ngay hoặc vài tuần hay vài tháng, khi tôi có cơ hội đọc lại một lần nữa, những vấn đề “không ổn” mới hiện ra rõ ràng hơn.

Hãy thư giãn thậm chí chỉ 15 phút thôi rồi quay lại chỉnh sửa nội dung của bạn.

Cách 9: Cắt và dán

Trước khi có máy tính, tôi thường dùng máy đánh chữ đánh ra bản nháp của mình, cắt các đoạn ra, rồi trộn chúng lại. Sau đó tôi sẽ sắp xếp những đoạn có liên quan đến cùng một nhân vật hoặc cùng một ý tưởng lại chung với nhau. Rồi tôi đánh lại toàn bộ bản nháp theo trình tự các đoạn mới vừa được sắp xếp lại. Bản nháp sau nào cũng tốt hơn bản nháp trước.

Nên nhớ, bản nháp của bạn chẳng phải thứ bất biến. Bạn có thể thay đổi thứ tự, xóa toàn bộ một đoạn nào đấy, viết thêm một đoạn mới tinh, cắt và dán tùy ý thích. Cuối cùng thì chỉ mình bạn mới biết được quá trình sắp xếp các đoạn diễn ra thế nào mà thôi.

Cách 10: Câu chuyện về Kissinger

Kissinger giao cho trợ tá của mình viết một văn bản giúp ông. Vị trợ tá viết xong bản thảo và gửi nó đi ngay. Nhưng ngày hôm sau, anh ta thấy bản thảo lại nằm trên bàn mình với tờ ghi chú từ Kissinger: “Cậu có thể làm tốt hơn”.

Vị trợ tá đã chỉnh sửa lại bản thảo và lại gửi nó đi. Ngày hôm sau, trên banf anh ta vẫn là tập bản thảo và một tờ ghi chú khác từ Kissinger: “Cậu vẫn có thể làm tốt hơn”.

Thế là vị trợ tá lại tiếp tục cần mẫn chỉnh sửa, thêm một số dữ kiện, bổ sung những số liệu chi tiết hơn, đọc đi đọc lại nhiều lần trước khi giao nó cho Kissinger. Anh ta cầm tập bản thảo gặp trực tiếp vị chính khách, nói: “Thưa ngài, tôi đã dành hết tâm huyết và công sức cho bản thảo này rồi!”.

Kissinger cầm tập bản thảo: “Nếu thật vậy thì giờ tôi sẽ đọc nó”.

Kissinger chưa bao giờ đọc những bản nháp trước đó! Ông chỉ khuyến khích vị trợ tá thực hiện công việc của anh ta tốt nhất có thể.

Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể làm tốt hơn. Bất cứ khi nào hoàn thành một dự án, tôi luôn tự hỏi: “Liệu mình có thể làm tốt hơn thế này nữa không?”

Nếu trung thực với bản thân, tôi biết câu trả lời chắc chắn là “CÓ”.

BIÊN TẬP ĐẾN KHI NÀO THÌ DỪNG LẠI?

Thế thì chỉnh sửa bao nhiêu là đủ?

Làm thế nào bạn biết nội dung của mình đã hoàn hảo không tì vết?

Tôi chẳng biết nữa. Tôi cũng chẳng biết liệu có ai biết câu trả lời không?

Quy tắc chung của tôi là hoàn thành công việc tốt nhất có thể, đánh giá xem mục tiêu mình đặt ra ban đầu đã đạt được chưa và thế là cứ gửi bản thảo đi. Bạn có thể dành cả năm trời và thậm chí là nhiều năm, để viết đi viết lại bản thảo của mình. Đừng làm thế! Cách tốt nhất là gửi bản thảo đi. Phản hồi từ người khác sẽ giúp bạn học hỏi và thuần thục hơn trong những lần viết và chỉnh sửa sắp tới.

Albert Einstein cũng từng nói: “Ta nên thực hiện mọi việc đơn giản hết mức có thể, nhưng cũng đừng đơn giản hơn thế”.

Cuối cùng thì bạn đã nắm được hết những kỹ thuật để có thể tạo ra một content bán hàng Facebook siêu tốc và hiệu quả. Chỉ một điều duy nhất còn sót lại mà bạn phải ghi nhớ, đó là: Hãy cứ thử và sai nhiều lần – Nghĩ nhanh – Làm nhanh – Sai nhanh – Sửa nhanh!

Chúc bạn luôn thành công trên con đường mình đã chọn!

tool viết content

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 1

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 2

8 bước viết content hiệu quả thực chiến mới nhất – Phần 3

X3 doanh số thực chiến không màu mè, đọc là làm luôn!

Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2022?

Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content

Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể

Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì

Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này

Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!

TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng

By Nguyễn Quyết Thắng

HÃY Tham gia cộng đồng tối ưu quảng cáo Facebook tại đây: LINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *