MỤC LỤC

Có thương hiệu là tự khắc tiền về. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu thành công trên Facebook cũng như internet? Sau đây là 21 ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn (Phần 3)

11. Quy luật tên chung: Một trong những con đường nhanh nhất đến thất bại là đặt cho thương hiệu một cái tên khái quát chung chung

Nhiều năm trước thị trường tràn ngập hàng hóa do hàng nghìn công ty nhỏ hoạt động trong một thị trấn hay một khu vực sản xuất. Những cái tên khái quát chung chung nghe thật rôm rả này đã đặt các đối thủ cạnh tranh nhỏ bé đó vào đúng vị trí của họ. Nhiều công ty như General, Standard, American, National và International… ngày nay vẫn còn được hoạt động và vẫn thành công. MỘt số trong đó được xếp vào hàng các thương hiệu nổi tiếng nhất và bán chạy nhất thế giới. Thực tế là, những thương hiệu hay công ty này luôn thành công dù có tên thế nào đi nữa. Chúng tôi cho rằng các công ty này thành công chủ yếu vào chiến lược chứ không phải nhờ tên của công ty.

– General Electric: Công ty điện đầu tiên

– International Harvester: Công ty máy giặt quốc tế đầu tiên

Việc những công ty tiên phong trong thị trường đã giúp các công ty này trở thành đại gia hùng mạnh đến độ vị trí này đã khắc phục được những tội lỗi của cái tên chung chung của họ.

Trên các cửa hàng mỹ phẩm, bạn sẽ luôn được thấy những sản phẩm với thương hiệu như: Câu trả lời của thiên nhiên; Thứ tốt nhất của thiên nhiên; Tặng phẩm của thiên nhiên; Bí mật của thiên nhiên; Dược thảo của thiên nhiên… Các tên thương hiệu chung chung như vậy khi xâm nhập vào tâm thức mọi người liệu có thể trụ lại như một thương hiệu chủ lực không? KHÔNG!

Hollywood hay khoa khoang về những “Blockbusters” (Những bộ phim rất thành công) của mình, cho nên Blockburster Video đã vay mượn cụm từ này để ngầm ý rằng nó cho thuê những bộ phim xịn nhất, hay nhất.

Budget là một thương hiệu mạnh trong dịch vụ cho thuê ô tô. Từ budget (bình dân, hợp túi tiền) cho thấy đây là dịch vụ cho thuê xe giá bình dân.

Service Merchandise là một công ty có vốn 4 tỷ đô la với một thương hiệu là General Video. Một cái tên quá dở. Ý tưởng kinh doanh chung của công ty thì hấp dẫn, nhưng cái tên quá chung chung của nó đã làm thương hiệu này trở nên vô danh.

Luxury Car Company (Công ty xe Sang trọng) theo chúng tôi sẽ chẳng đi đến đâu. Còn Toyota đã chọn từ Luxury (Sang trọng), chỉ với vài mẫu tự, và đã đưa ra Lexus, một thương hiệu siêu đẳng trong các thương hiệu ô tô sang trọng.

Một thiên tài nào đó đã đặt tên thương hiệu cho sản phẩm ghim bấm của anh ta cũng tên là “Ghim bấm”. Cách chơi chữ cũng rất đắt: “Buy your office staples from Staples” – Hãy mua ghim bấm thương hiệu GHIM BẤM cho văn phòng của anh.

Đôi khi cũng có thể chẻ đôi một từ ngữ chung chung để tạo ra thương hiệu riêng của mình. Intelligent Chip Companay là một cái tên dở tệ, nhưng Intel Corp lại là một cái tên tuyệt vời. (Chẻ đôi intelligent, lấy Intel làm tên). Tất cả máy tính đều có vi mạch thông minh bên trong (intelligent chip inside), nhưng chỉ có những sản phẩm hàng đầu mới có “intel inside”

Rất nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng những cái tên chung chung như Tạp hóa ông A, tạp hóa bà B… chính những cái tên này sẽ buộc họ mãi mãi chỉ là những cửa hàng bán lẻ. Gần như tất cả những chuỗi cửa hàng lớn ở Mỹ đều có tên riêng thích hợp như: Wal-mart, Exxon, McDonald’s…

12. Quy luật công ty: Thương hiệu là thương hiệu. Công ty là công ty. Có sự khác nhau đấy

Không có gì gây nhiều nhầm lẫn hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu bằng việc sử dụng công ty. Cách hay nhất để tránh nhầm lẫn giữa tên công ty và tên thương hiệu là sử dụng tên công ty cỡ chữ nhỏ, nằm trên tên thương hiệu với chữ lớn hơn. Ví dụ Dao cạo râu Gillette: Tên thương hiệu chữ Mach3 to đùng ở giữa, một sản phẩm của công ty Gillette mang đến, nằm phía trên nhỏ hơn.

Tên thương hiệu luôn được ưu tiên hơn tên của công ty. Khách hàng mua hàng hóa vì nó có thương hiệu, chứ họ không mua nó vì công ty. Cho nên cái tên của một công ty được dùng đứng một mình như một tên thương hiệu (Coca-Cola, IBM, Intel…) thì khách hàng họ sẽ tự hiểu tên công ty này cũng là tên một thương hiệu.

Xét theo quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm thì các công ty lớn họ luôn để tên thương hiệu sản phẩm nổi bật, còn tên công ty thì rất bé ở góc dưới của một bao bì. Bản thân thương hiệu phải là mục tiêu tập trung sự chú ý. Nếu thấy cần sử dụng tên công ty thì cứ dùng làm thương hiệu, nhưng đừng quên nó chỉ là thứ yếu so với thương hiệu sản phẩm mà thôi.

12. Quy luật các thương hiệu phụ: Những thành quả do việc xây dựng thương hiệu tạo ra có thể bị các thương hiệu phụ phá hủy

Holiday Inn, nhà điều phối hàng đầu các khách sạn và nhà nghỉ ven đường giá rẻ (motel), muốn tiếp cận phân khúc khách sạn cao cấp. Họ tạo ra thương hiệu Holiday Inn Plaza. Khách hàng có vô số mặt hàng để lựa chọn. Các thương hiệu phụ trở nên phản tác dụng. Tại sao một khách hàng lại muốn một khách sạn cao cấp của Holieday Inn mà không thử ở các thương hiệu cao cấp nổi tiếng như Hilton, Hyatt… Nếu tôi buộc phải trả tiền thê phòng rất cao thì tôi muốn ở khách sạn xịn nhất.

Thế giới marketing bị cuốn xô theo cơn sóng tư duy những khai niệm chả liên quan gì đến thế giới thực tế. Việc tạo ra những thương hiệu phụ là một trong những khái niệm đó.

Một thương hiệu có thể được tung ra thị trường với nhiều mẫu sản phẩm được không? Được chú, miễn là các mẫu này chưa tách ra khỏi điểm cốt lõi của thương hiệu gốc, tức là ý tưởng hay khái niệm nào đó khiến nó khác biệt với tất cả thương hiệu khác. Khi cảm thấy cần tạo ra thương hiệu phụ nghĩa là ta đang chạy theo thị trường, chứ không phải tạo dựng thị trường, không phải xây dựng thương hiệu độc nhất của ta.

Cốt lõi của việc có một thương hiệu là một ý tưởng, một đặc tính hay một phân khúc thị trường mà ta có thể chiếm giữ trong tâm thức người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu phụ là một khái niệm đưa thương hiệu đó đi hoàn toàn ngược lại hướng cần đi. Xây dựng thương hiệu phụ sẽ phá hủy cái mà việc xây dựng một thương hiệu thông thường được tạo dựng.

Các khái niệm thương hiệu được xây dựng nguyên nhân do nhu cầu của thị trường sẽ chẳng đi đến đâu cả. Xây dựng các thương hiệu phụ, các thương hiệu chủ, các thương hiệu gốc không phải những khái niệm có động lực từ người tiêu dùng. Chúng chẳng có ý nghĩa gì trong tâm thức của hầu hết người tiêu dùng.

13. Quy luật các thương hiệu chị em: Tung ra thị trường một thương hiệu thứ hai đúng lúc và đúng nơi

Theo các quy luật về xây dựng thương hiệu thì có lẽ một công ty nên tập trung tất cả mọi nguồn lực của mình vào một thương hiệu duy nhất cho mỗi thị trường riêng lẻ. Hãy giữ cho thương hiệu tập trung vào trọng tâm và tạm thời bỏ qua các cơ hội xâm nhập các lĩnh vực mới.

Đúng quá. Nhưng rồi sẽ đến lúc một công ty phải tung ra một thương hiệu thứ hai. Và có lẽ một thương hiệu thứ ba, thậm chí là thứ tư nữa. Một chiến lược thương hiệu thứ hai không phải dành cho mọi công ty. Nếu không được xử lý tốt, thương hiệu thứ hai này sẽ làm tan loãng mọi sức mạnh của thương hiệu thứ nhất, và làm lãng phí mọi nguồn lực của công ty.

Tuy nhiên, trong một số tình huống, cả một họ thương hiệu có thể được phát triển để bảo đảm sự kiểm soát của công ty đối với thị trường trong vài chục năm sắp tới. Ví dụ: Tập đoàn Vin Group có sản phẩm là Xe ô tô Vin Fast, họ có thương hiệu cho cả xe đắt tiền và xe bình dân. Họ có thương hiệu Vinmec, Vinmart, thương hiệu bất động sản với nhiều tên gọi khác nhau nhưng luôn tập trung vào khách hàng trung lưu và giàu có.

Điểm then chốt của phương thức tạo một họ thương hiệu là làm cho mỗi thương hiệu chị em trở thành một thương hiệu độc đáo với bản sắc riêng trên thị trường. Đừng để bị thôi thúc phải tạo cho ra các thương hiệu một dáng vẻ là chị em một nhà với nhau. Hãy tạo cho mỗi thương hiệu một nét riêng biệt, càng riêng biệt càng tốt.

Ban quản trị công ty cần phải luôn nhớ đến các nguyên tắc sau đây khi lựa chọn một chiến lược thương hiệu chị em nhằm ổn định các thương hiệu này:

  1. Hãy tập trung vào một lĩnh vực sản phẩm: Xe chở khách, kẹo cao su, thuốc bán tại quầy. Đây là vài lĩnh vực sản phẩm thông thường để ta xây dựng một danh mục thương hiệu chị em xung quanh chúng.
  2. Hãy chọn ra một thuộc tính duy nhất để tạo ra phân khúc thị trường: Giá cả là thuộc tính thông thường nhất, nhưng các thuộc tính khác bao gồm đối tượng dược phân phối, tuổi tác, giới tính, thị hiếu. Bằng cách tách ra một thuộc tính riêng lẻ, ta sẽ giảm bớt khả năng nhầm lẫn luôn tiềm tàng trong các thương hiệu chị em của mình. Hãy giữ sao cho mỗi một thương hiệu đều luôn độc đáo và đặc biệt.
  3. Hãy đặt ra những điểm phân biệt tách bạch rõ ràng giữa các thương hiệu chị em: Giá cả là thuộc tính dễ áp dụng để phân khúc thị trường nhất vì ta có thể đặt ra những con số cụ thể cho mỗi thương hiệu. Khi giá cả bị trùng, thật khó để giữ cho các thương hiệu tách bạch nhau.
  4. Hãy tạo ra những cái tên khác biệt, đừng để chúng hao hao nhau
  5. Hãy tung ra thị trường một thương hiệu chị em mới chi khi nào có thể tạo ra một dòng sản phẩm mới, đừng tạo ra thương hiệu để cạnh tranh với đối thủ hiện tại.
  6. Hãy kiểm soát chặt chẽ nhóm thương hiệu chị em

14. Quy luật kiểu dáng: Logo của một thương hiệu nên được thiết cho vừa mắt, vừa cả hai mắt

Một logo là sự kết hợp giữa biểu tượng trực quan của thương hiệu với cái tên của nó. Logo có đủ mọi kiểu dáng: Vuông, tròn, bầu dục, nằm ngan, nằm thẳng. Nhưng những kiểu dáng đó không có tác dụng như nhau đối với mắt của người tiêu dùng. Bởi vì hai mắt của khách hàng nằm cạnh nhau theo chiều ngang, nên kiểu dáng lý tưởng nhất của logo là nằm ngang, và tốt nhất là kích thước của nó có chiều cao là 1 đơn vị, và chiều ngang là 2×1/4 đơn vị

15. Quy luật màu sắc: Một thương hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của thương hiệu cạnh tranh

Một cách khác để làm nổi bật thương hiệu là sử dụng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng. Có hàng nghìn từ ngữ có thẻ sử dụng nhằm tạo ra cái tên độc đáo, nhưng chỉ có một số màu sắc nhất định mà thôi.

Có năm màu cơ bản là: Đỏ, da cam, vàng, xanh lá, xanh dương. Bên cạnh các màu trung tính (đen, trắng, xám). Nên chọn một màu từ năm màu chính hơn là một màu trung gian hoặc màu pha chộn. Nhưng rốt cuộc nên chọn màu nào?

Màu đỏ là màu đập vào mắt người nhìn, nó tạo ra năng lượng và gây kích thích, đó là lý do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ. Còn xanh dương là màu tương phản với màu đỏ, tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Các màu kia là màu giữa hai thái cực này. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn. Màu vàng là màu trung tính. Màu vàng cũng là màu sáng nhất.

Khi chọn màu cho một thương hiệu hoặc một logo, các nhà quản lý thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn tạo ra cho người nhìn, hơn là bản sắc độc đáo nào đó của thương hiệu. Và khi tâm trạng được xem là quan trọng, thì các yếu tố khác phải nhường chỗ. Nói chung, màu tốt nhất là màu tượng trưng cho dòng sản phẩm nhiều nhất.

16. Quy luật biên giới: Đối với một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, không có biên giới nào cả. Một thương hiệu không nên biết đến biên giới

Chúng tôi nhận thấy hầu hết khách hàng đều tin tưởng vào hai điều:

  1. Thị phần thương hiệu của họ không thể tăng đáng kẻ ở thị trường nội địa nhỏ bé
  2. Họ cần phát triển thêm

Hệ quả của cách nghĩ cố chấp này là họ cứ khư khư phát triển thương hiệu ra thêm nhiều dòng sản phẩm khác. Họ bảo: “Đó là cách duy nhất để phát triển”.

Do đó họ trở thành nạn nhân của quy luật thứ nhất về thương hiệu, đó là quy luật mở rộng thương hiệu. Họ nói: “Tất nhiên, mở rộng thêm nhiều dòng sản phẩm có thể nguy hiểm, nhưng đó là cách phát triển duy nhất”. Đó không phải là cách phát triển duy nhất. Trên thực tế, giải pháp hoàn hảo đó là:

– Giữ cho thương hiệu tập trung ở trọng tâm hẹp tại thị trường nội địa

– Bung ra thế giới

Từ bao năm qua, cái từ nhiệm mầu gắn với nhiều sản phẩm là từ “nhập khẩu”. Thực phẩm, bia, rượu, quần áo, xe cộ, thiết bị gia dụng… đã bán chạy được nhờ thương hiệu nhập khẩu. Cứ như thể hễ vượt qua biên giới thì giá trị thương hiệu tăng lên: Đồng hồ Thụy Sĩ, rượu nho Pháp, ô tô Đức…

Tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ chính trên thế giới. Nếu định tung thương hiệu của mình ra thị trường quốc tế, anh nên đặt tên thương hiệu bằng tiếng Anh hoặc chọn một cái tên phát âm nghe giống như tiếng Anh. Cần thẩn trọng khi dịch các khẩu hiệu bằng Tiếng Anh ra các ngôn ngữ khác. Đôi khi việc này dẫn đến hậu quả thê thảm. Ví dụ: “Come alive with the Pepsi Generation” – Sinh động với thế hệ Pepsi, có thể dịch sai ra tiếng Trung Quốc là: “Pepsi brings your ancestors back from the grave” – Pepsi khiến tổ tiên của anh đội mồ sống dậy. Mặc dù chúng tôi khuyến khích mọi người tạo ra một thông điệp có tính toàn cầu cho thương hiệu của mình, đôi lúc cần điều chỉnh thông điệp đó cho phù hợp với các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

17. Quy luật đồng bộ: Xây dựng một thương hiệu không chỉ trong ngày một ngày hai. Thành công được đánh giá sau mấy chục năm chứ không chỉ vài năm

Quy luật bị vi phạm nhiều nhất là quy luật đồng bộ. Một thương hiệu không thể tự có chỗ trong tâm thức người ta, trừ phi nó đại diện cho một thứ gì đó. Nhưng hễ thương hiệu đã ngự trị trong tâm thức mọi người rồi, thì các nhà sản xuất thường nghĩ ngay đến việc thay đổi.

Các nhà sản xuất gào lên: “Thị trường đang thay đổi, chúng ta cũng phải thay đổi đi thôi”. Thị trường có thể thay đổi, nhưng thương hiệu thì không nên đổi. Biểu tượng của nó có thể hơi cong cong, hơi biến dạng, nhưng đặc tính của nó một khi đã in sâu trong tâm trí khách hàng thì không nên thay đổi. Nếu thị trường thay đổi theo hướng khác, chúng ta phải lựa chọn. Chạy theo cái thời thượng và phá hủy thương hiệu. Hoặc là cứ chờ đó hy vọng vòng đu quay quay trở lại lượt của anh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, “cứ chờ đấy” là phương pháp tốt nhất.

Cũng như bia Coca-Cola, sản phẩm Vodka Tanqueray, nước khoáng Coors, hay Crystal Pepsi đều là những sản phẩm dở hơi. Thị trường có thể thay đổi, nhưng các thương hiệu thì nên giữ nguyên. Xây dựng thương hiệu là công việc dễ gây nản lòng. Việc có hiệu quả nhất là tạo dựng sự nhất quán hoàn toàn trong suốt một thời gian dài. Volvo đã bán sự an toàn trong khi lái xe cho khách hàng suốt 35 năm qua. BMW đã là loại ô tô tốt cực kỳ suốt 25 năm qua.

Khi người ta làm những công việc dễ gây nản lòng, họ dễ sinh chán nản. Do đó sẽ có người trong công ty như Volvo nảy ra ý này: “Tại sao chúng ta cứ tự giới hạn mình với kiểu xe mui kín an toàn đơn điệu này? Tại sao chúng ta không phát triển những kiểu thể thao hấp dẫn?”. Thế là Volvo đã tung ra loại xe thể thao, thậm chí cả xe bỏ mui. Mấy thứ xe đó sẽ ảnh hưởng gì đến thương hiệu Volvo? Chả ảnh hưởng gì, ngoại trừ việc nó làm loãng thông điệp an toàn của thương hiệu, bây giờ anh sẽ phải chiến đấu thêm với thương hiệu xe thể thao, xe mui trần.

“Pizza! Pizza!” đã trở thành khẩu hiệu xung phong của Little Caesars. Có ở đâu khác mà chỉ cần trả tiền một cái Pizza là được hai cái? Sức mạnh của chương trình xây dựng thương hiệu này đã giúp Little Caesars trở thành chuỗi công ty phân phối bánh Pizza lớn thứ hai tại Mỹ. Rồi các nhà quản trị quá buồn chán đã hỏi: “Tại sao chúng ta cứ khư khư gắn chặt với một thứ Pizza này”. Thế là Little Caesars đã tung ra khẩu hiệu xung phong cho mặt hàng mới là “Delivery. Delivery” (Giao nhận, giao nhận). Hậu quả thấy ngay là Little Caesars tụt xuống vị trí thứ 3 sau Pizza Hut và Domino’s Pizza.

McDonald’s mấy chục năm qua đã bán loại bánh Hamburger gia đình với đối tượng khách hàng là giới trẻ. “Tại sao chúng ta cứ phải bó buộc với các sản phẩm dành cho giới trẻ thế nhỉ? Tại sao không tung ra Hamburger cho người lớn, để cạnh tranh với các công ty khác”. Thế là loại bánh Hamburger mang tên Arch Deluxe chào đời. Sau khi tốn kém 150 triệu đô la quảng cáo rầm rộ. Arch Deluxe đã thất bị thê thảm. Và McDonald’s lặng lẽ gạt bỏ nó ra khỏi thực đơn.

Hãy cảnh báo đỏ ngay nếu chúng ta nghe thấy những câu thế này: “Tại sao chúng ta cứ phải hạn chế mình trong một phân khúc nhất định?”. Nên tự giới hạn thương hiệu của mình. Đó mới là cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu. Thương hiệu của ta cần phải tượng trưng cho một cái gì đó vừa đơn giản vừa tập trung trong tâm thức mọi người. Sự giới hạn này chính là phần thiết yếu trong quy trình xây dựng thương hiệu. Sự giới hạn và sự nhất quán trong thời gian dài là cái tạo nên thương hiệu.

18. Quy luật thay đổi: Các thương hiệu có thể thay đổi, nhưng không thường xuyên và việc này phải được thực hiện thật cẩn thận

Chúng ta cứ nói mãi về sự nhất quán và tập trung trong xây dựng thương hiệu, vậy sao lại còn đưa ra khái niệm thay đổi hết sức nguy hiểm này? Bởi chẳng có gì tuyệt đối mãi trong cuộc đời, và trong việc xây dựng thương hiệu cũng vậy. Quy luật nào cũng có các ngoại lệ. Và quy luật thay đổi là ngoại lệ lớn nhất trong các quy luật về xây dựng thương hiệu.

Có ba tình huống mà việc thay đổi thương hiệu sẽ khả thi thành công:

  1. Thương hiệu đang yếu và không tồn tại trong tâm thức khách hàng
  2. Anh muốn hạ giá thương hiệu: Marlboro đã hạ giá thuốc lá và đã giành được thị phần.
  3. Thương hiệu của anh đang trong một lĩnh vực kinh doanh phát triển chậm chạp

Anh có thể tin chắc rằng cái khái niệm giúp thương hiệu của anh phất lên vẫn còn ăn sâu trong tâm thức khách hàng. Nếu muốn thay đổi thương hiệu, anh hãy nhìn vào tâm trí khách hàng và tự hỏi anh đang ở đâu? Có lẽ không phải trong tâm thức của họ thì anh nên thay đổi đi. Nhưng nếu thương hiệu của anh đang có chỗ đứng trong tâm thức của họ, và nếu đã có một đặc điểm độc đáo nào đó khắc sâu trong tâm thức của họ thì thay đổi thương hiệu là một việc làm liều lĩnh.

19. Quy luật sinh lão bệnh tử: Không có thương hiệu nào sống mãi. Một cái chết êm ái thường là giải pháp tốt nhất.

Các quy luật về xây dựng thương hiệu là bất biến, thế nhưng bản thân các thương hiệu thì không. Chúng cũng có vòng đời như con người.

Thật buồn là các công ty cam lòng tiêu tốn hàng triệu đô la để cứu sống một thương hiệu đã già nua. Thế mà họ lại không chịu chi ra vài món tiền còm để tạo nên một thương hiệu mới. Một khi đã thấu hiểu bản chất của việc tạo dựng thương hiệu, ta sẽ biết khi nào thì nên để cho thương hiệu già nua của mình ra đi trong thanh thản. Nhiếp ảnh phim đang bị thay thế dần bằng nhiếp ảnh kĩ thuật số. Nhưng Kodak đã từ chối đối mặt với sự thật này. Thay vào đó, họ cố gắng cứu thương hiệu này bằng cách dùng cái tên Kodak trên các sản phẩm Video. Nhưng Kodak là đại diện cho nhiếp ảnh chứ không phải Video.

Luôn có những cơ hội đẻ tạo ra các thương hiệu mới nhờ việc phát minh ra các dòng sản phẩm mới. Sự bùng nổ của máy tính cá nhân đã tạo ra cơ hội cho Compaq, Dell, Intel, Microsoft…

Kháng cự mà làm gì. Thương hiệu cũng như con người: có một thời để sống và một thời để chất. Một thời để đầu tư và một thời thu hoạch, sau cùng phải có một thời để thương hiệu an giấc ngàn thu.

Nhiều nhà quản trị đã đưa ra các quyết định tài chính tai hại bởi họ không phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm:

– Thương hiệu nổi tiếng đến mức nào?

– Thương hiệu đại diện cho cái gì?

Một thương hiệu nổi tiếng mà không đại diện cho cái gì cả, hoặc đại diện cho một cái gì đó lỗi thời thì không có giá trị gì hết. Một thương hiệu cứ đại diện cho một cái gì đó, ngay cả khi thương hiệu này không nổi tiếng lắm, thì nó vẫn có giá trị hơn. Khi ta đại diện cho một cái gì đó, thì ít nhất ta cũng có cơ hội tạo ra một thương hiệu mạnh. Điề này cực kỳ đúng trong lĩnh vực quảng cáo. Kodak là một thương hiệu rất nổi tiếng, nhưng đại diện cho nhiếp ảnh, và Kodak không có tí sức mạnh nào nếu ra khỏi lĩnh vực nhiếp ảnh.

=> ĐỌC TIẾP:

19 kịch bản xây dựng thương hiệu trên Facebook thực chiến (Phần 1)

19 kịch bản xây dựng thương hiệu trên Facebook thực chiến (Phần 2)

19 kịch bản xây dựng thương hiệu trên Facebook thực chiến (Phần 3)

ĐẶT MUA:

Phần mềm viết quảng cáo bán hàng ra đơn hiệu quả

Phần mềm target chuẩn

By Nguyễn Quyết Thắng

HÃY Tham gia cộng đồng tối ưu quảng cáo Facebook tại đây: LINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *