Khi PayPal bước vào lĩnh vực thương mại điện tử, nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc thanh toán trực tuyến các giao dịch. Là một cách miễn phí, PayPal giúp người tiêu dùng cũng như chủ doanh nghiệp mua sắm dễ dàng hơn. Chỉ với một nút bấm, mọi người có thể gửi tiền mà không cần chia sẻ thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.
Nó mang lại cho mọi người sự an tâm khi mua sắm trực tuyến, giúp các chủ doanh nghiệp tăng thêm doanh số. Ngày nay, PayPal có hơn 286 triệu người sử dụng bởi sự:
- Nhanh chóng: Nó lưu thông tin của bạn, vì vậy bạn không phải điền vào các biểu mẫu thanh toán mỗi lần.
- Dễ dàng: Bạn có thể gửi tiền bằng số dư PayPal hoặc từ tài khoản ngân hàng của mình mà không phải trả thêm phí.
- Bảo mật: Họ không tiết lộ chi tiết tài khoản thanh toán và họ làm việc chăm chỉ để bảo mật cho bạn.
PayPal là một dịch vụ tuyệt vời, nhưng không phải là nó không có nhược điểm:
- Tiếp cận dịch vụ khách hàng có thể khó khăn.
- Hàng hóa kỹ thuật số không nằm trong phạm vi bảo vệ người bán của PayPal.
- Phí cao hơn so với một số nhà cung cấp khác.
- PayPal có thể đóng băng tài khoản mà không cần cảnh báo.
- Việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn có thể mất vài ngày
Sau đây là 13 dịch vụ khác tương tự có thể thay thế PayPal cho bạn:
MỤC LỤC
1) Google Pay
Thành lập: 2021
Định giá: Chuyển khoản ngân hàng và hoạt động thẻ ghi nợ là miễn phí. Thẻ tín dụng tính phí 2,9% số tiền giao dịch.
Google Pay là một ứng dụng mang lại lợi ích cho cả người bán và người tiêu dùng.
Người dùng có thể lưu thông tin thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vào tài khoản Google Pay của mình để thanh toán nhanh chóng và dễ dàng ở hầu hết mọi nơi.
Các doanh nghiệp dễ dàng đơn giản hóa quy trình thanh toán cho khách hàng của mình mà còn có thể sử dụng dịch vụ này như một công cụ tiếp thị kỹ thuật số, gửi các đề xuất trên thiết bị di động và đề xuất sản phẩm đến đối tượng được nhắm mục tiêu.
2) Square
Thành lập: 2009
Định giá: Mỗi giao dịch bị tính phí 2,9% cộng với 0,30 đô la.
Ban đầu mục đích của họ là tạo ra một giải pháp cho các giao dịch POS di động, đầu đọc kỹ thuật số của Square cho phép khách hàng thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền mặt và séc.
Giờ đây, họ cung cấp thêm rất nhiều lợi ích cho các giao dịch trực tuyến như lập hóa đơn ảo và quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực, cung cấp hỗ trợ trả lương, cho phép nhân viên định giờ ra vào nơi làm việc và chấp nhận thanh toán bằng hình thức gửi tiền trực tiếp.
Một điểm nổi bật là Square cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ.
3) Wise
Thành lập: 2010 (trước đây là TransferWise)
Định giá: Đối với chuyển từ USD sang EUR, Wise tính phí 0,6% số tiền giao dịch, cộng với 1 đô la.
Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp xử lý nhiều giao dịch quốc tế.
Wise cung cấp tỷ giá hối đoái thực tế, không có lạm phát hoặc phí bổ sung. Dịch vụ tài khoản đa tiền tệ của họ đi kèm với thẻ ghi nợ (có sẵn ở một số quốc gia) cho phép bạn quản lý tiền bằng hơn 40 loại tiền tệ. Bạn có thể chạy bảng lương, tính phí khách hàng, v.v.
Người bán cũng có thể lập hóa đơn cho khách hàng bằng đơn vị tiền tệ riêng của họ, tránh nhầm lẫn. Nó hoạt động đơn giản như sau: Khách hàng quốc tế gửi tiền vào tài khoản Wise của quốc gia họ. Sau đó, Wise sẽ gửi cho bạn số tiền tương đương.
Tiền vẫn không vượt qua biên giới, cho nên các giao dịch quốc tế cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng như trong quốc gia bình thường.
4) Stripe
Thành lập: 2010
Định giá: Tương tự như PayPal, Stripe tính phí 2,9% số tiền giao dịch, cộng thêm 0,30 đô la.
Stripe là một lựa chọn phổ biến cho các chủ doanh nghiệp muốn có một giao diện lập trình ứng dụng (API) linh hoạt. Nền tảng này giúp bạn thanh toán không dựa trên tiền tệ mà dựa trên mã. Do đó, chúng dễ dàng tùy chỉnh và tích hợp vào nhiều hệ điều hành khác nhau.
Stripe cho phép chủ cửa hàng quản lý các giao dịch từ mọi nơi trên thế giới. Họ cung cấp thanh toán di động và có thể gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Mặc dù Stripe có thể tùy chỉnh và rất linh hoạt, nhưng nó vẫn tốt nhất cho các đối tượng là chủ cửa hàng đã có một số kiến thức nền tảng về lập trình máy tính.
5) Payoneer
Thành lập: 2005
Định giá: Khách hàng của Payoneer thực hiện thanh toán miễn phí. Thẻ tín dụng của khách hàng bị tính phí 3% và séc ảo bị tính phí 1%.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ Payoneer: tập trung vào thương mại điện tử, làm việc tự do, quảng cáo trực tuyến.
Người dùng có tài khoản trực tuyến cũng nhận được thẻ ghi nợ, do đó, tiền có thể được rút từ ngân hàng hoặc máy ATM ở bất kỳ đâu trên thế giới.
6) Shopify Payments
Thành lập: 2013
Định giá: Gói tài khoản Shopify cơ bản bắt đầu từ $ 29 mỗi tháng. Thẻ tín dụng bị tính phí 2,9% cộng với 0,30 đô la.
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến với hơn 1 triệu cửa hàng. Shopify Payments cho phép những người bán thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chính trực tiếp trên cửa hàng của họ.
Chi tiết giao dịch được đồng bộ hóa với mỗi đơn hàng Shopify, vì vậy tất cả dữ liệu của bạn được tập hợp ở một nơi. Nó cũng rất linh hoạt cho các chủ cửa hàng và người tiêu dùng vì có thể kết nối được với các tài khoản mạng xã hội, Amazon và eBay.
7) authorize.net
Thành lập: 1996
Định giá: Các gói bắt đầu ở mức 25 đô la mỗi tháng, với 2,9% cộng với 0,30 đô la cho mỗi giao dịch.
Đây là con của VISA và được các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt yêu thích.
Authorize.net là nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong ngành. Nó không chỉ miễn phí mà còn được hỗ trợ liên tục 24/7. Ngoài tính bảo mật và độ tin cậy, người bán còn đặc biệt yêu thích nhiều dịch vụ của Authorize.net, từ thanh toán định kỳ và thanh toán qua POS đến lập hóa đơn và API, họ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của chủ cửa hàng thương mại điện tử.
Authorize.net rất trực quan nên rất dễ sử dụng, nó tương thích với các nhà cung cấp thanh toán khác như PayPal và Apple Checkout.
8) Braintree
Thành lập: 2007
Định giá: Mỗi giao dịch bị tính phí 2,9% cộng với 0,30 đô la. Các tùy chọn định giá tùy chỉnh có sẵn.
Mặc dù về mặt kỹ thuật nó là một dịch vụ PayPal nhưng Braintree cung cấp rất nhiều tính năng mà PayPal không có.
Được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn như Yelp và DropBox, lợi thế chính của Braintree là tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm thanh toán liền mạch để có chuyển đổi cao hơn.
Dịch vụ này cho phép người bán chấp nhận thanh toán trực tuyến từ hơn 45 quốc gia bằng hơn 130 loại tiền tệ.
Bạn sẽ cần một số kiến thức lập trình để đồng bộ hóa nó với trang web thương mại điện tử của mình.
9) 2CheckOut
Thành lập: 2006
Định giá: Có ba gói định giá để đáp ứng nhu cầu của bạn, phí giao dịch bắt đầu từ 2,9% cộng với 0,30 đô la.
Người bán quốc tế thực sự được hưởng lợi từ dịch vụ này. 2CheckOut chấp nhận 45 loại thanh toán, 87 loại tiền tệ, dịch ra 30 ngôn ngữ và có thể truy cập ở hơn 200 quốc gia.
Bạn có thể tùy chỉnh trải nghiệm thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế của mình.
2CheckOut đề cao tính bảo mật. Họ cung cấp hơn 300 lần kiểm tra gian lận trên mỗi giao dịch.
10) Dwolla
Thành lập: 2010
Định giá: Gói ban đầu tính phí 0,5% tổng số giao dịch, với mức tối thiểu là 0,5 đô la và tối đa là 5 đô la.
Các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử người Mỹ được hưởng rất nhiều lợi ích với Dwolla .
Nó cung cấp dịch vụ có độ tin cậy cao, bảo mật mạnh mẽ và đội ngũ dịch vụ khách hàng hữu ích.
Nó có một API tùy chỉnh để các doanh nghiệp có thể cá nhân hóa thương hiệu trong quá trình thanh toán. Những công cụ này rất dễ sử dụng và rất tuyệt vời để xây dựng bản sắc công ty của bạn, thiết lập nhận thức về thương hiệu.
Người bán nhận được nhiều chuyển khoản ngân hàng thì sẽ được hưởng lợi đặc biệt từ Dwolla, vì nó chuyên về chuyển khoản điện tử từ ngân hàng sang ngân hàng của ACH (Automated Clearing House).
11) DwollaQuickBooks
Thành lập: 2001
Định giá: Gói cơ bản cung cấp chuyển khoản ngân hàng miễn phí và thẻ bị tính phí 2,9% cộng với 0,25 đô la.
QuickBooks Payments hoạt động tốt nhất khi tài khoản ngân hàng được liên kết với phần mềm kế toán QuickBooks. Nó đơn giản hóa việc theo dõi tài chính và giúp bạn không phải nhập dữ liệu theo cách thủ công.
QuickBooks Payments tập trung vào việc cung cấp các công cụ tài chính đơn giản, thân thiện với người dùng cho các doanh nghiệp nhỏ. Người bán có thể sử dụng nó để xây dựng và gửi hóa đơn, chấp nhận thanh toán bằng thẻ di động, thực hiện chuyển khoản ngân hàng ACH và lên lịch nhắc nhở thanh toán định kỳ, thanh toán tự động.
Bạn có thể quản lý nhân viên hiệu quả hơn bằng cách đồng bộ hóa các khoản thanh toán với bảng chấm công và bảng lương.
12) Amazon Pay
Thành lập: 2007
Định giá: Các giao dịch trong nước tại Hoa Kỳ tính phí 2,9% cộng với 0,30 đô la. Phí giao dịch quốc tế là 3,9% cộng với 0,30 đô la.
Amazon đã là một trang web đáng tin cậy với hàng triệu người dùng, vì vậy Amazon Pay là một cách tuyệt vời để cho phép mọi người thực hiện thanh toán trực tuyến.
Người dùng chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình, nhấp vào thông tin đã lưu của họ. Điều này giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, tạo ra trải nghiệm người dùng tích cực và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Amazon Pay có thể sử dụng trên tất cả các thiết bị, vì vậy người bán và khách hàng có thể quản lý thanh toán bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu một cách thuận tiện.
Chủ cửa hàng sẽ cần một số kiến thức về lập trình để điều chỉnh Amazon Pay với các trang web thương mại điện tử của họ.
13) Skrill
Thành lập: 2001
Định giá: Các giao dịch bị tính phí 1,45% cộng với 0,5 đô la, nhưng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng là miễn phí.
Skrill mang đến rất nhiều tiện ích cho người mua sắm trực tuyến. Nó lưu trữ thông tin thẻ để thanh toán nhanh hơn, liên kết tài khoản ngân hàng và thực hiện thanh toán bằng đăng nhập nhanh chóng.
Thẻ ghi nợ trả trước cho phép người dùng mua sắm trên toàn thế giới và chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng rất nhanh chóng, dễ dàng.
Skrill được phát triển với các loại tiền điện tử như Bitcoin và Litecoin, được thiết kế cho các trò chơi cờ bạc trực tuyến cần tiền để chơi. Do đó, họ có các công cụ ngăn chặn gian lận nghiêm ngặt để bảo vệ tài khoản người dùng.
Nguồn: www.searchenginejournal.com
ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT BÊN DƯỚI:
X3 doanh số thực chiến không màu mè, đọc là làm luôn!
Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2021?
Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content
Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể
Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì
Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này
Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!
TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng