Giống như kim cương, khi được phát hiện, nó trông giống một mẩu than hay carbon. Đánh bóng cục đá xấu xí, đen đủi kia, bạn sẽ có được viên đá quý đẹp nhất thế giới. Content cũng vậy, nó cũng cần được gọt dũa! Bạn sẽ không muốn đứa con của mình ra xã hội trong bộ quần áo nực cười, không có khả năng giao tiếp hay kết nối với những người khác, phải không? Vì thế, bạn phải nhào nặn, nuôi dưỡng đứa trẻ đó trước khi đưa nó ra thế giới.

Hãy so sánh một bản nháp đầu tiên và bản sau đó bên dưới:

Bản nháp 1:

Giảm cân không dễ. Cứ hỏi mọi người là sẽ biết.

Và nếu đã thử, thì bạn cũng đã biết một trong những yếu tố quan trọng của chương trình giảm cân là phải có một cái cân đặt trong nhà. Một cái cân giống như một bản đánh giá chất lượng. Nó là một cơ chế phản hồi cho thấy bạn đã thực chiện chương trình tốt thế nào. Thực tế, một trong số ít những niềm vui của việc giảm cân là bước lên chiếc cân và thấy được những kết quả tích cực => Quảng cáo bán cân.

Bản nháp 2: Giờ thì, chúng ta lược bớt từ ngữ và cô đọng nó lại:

Giảm cân không dễ. Hãy hỏi thử mà xem.

Một trong số ít những niềm vui của việc giảm cân là đặt chiếc cân trong nhà và thấy những kết quả tích cực. Chiếc cân giống như một bản đánh giá chất lượng – một cơ chế phản hồi nói với bạn rằng bạn đã làm tốt như thế nào.

Trong bản nháp thứ 2, số từ đã giảm đi 40%, ý nghĩa và cảm nhận của hai phiên bản giống nhau, thậm chí có vẻ còn tốt hơn.

Áp dụng những nguyên tắc “nhổ cỏ” này, hãy tưởng tượng một content 1.000 từ, 10.000 từ sẽ bị lược bỏ và tạo ra khác biệt lớn đến thế nào.

 21 yếu tố cần duyệt trước khi đăng bài quảng cáo

1. Kiểu chữ

Yếu tố này thực sự quan trọng. Nếu là một nhân viên thiết kế đồ họa, bạn biết rằng mỗi kiểu chữ đều có một tính cách, cảm xúc và độ khó riêng. Kiểu chữ phổ biến nhất để viết quảng cáo là serif. Tại sao? Vì trong các khảo sát về yếu tố dễ đọc, kiểu chữ serif dễ đọc hơn kiểu san serif đến 5 lần. Phải đảm bảo rằng tiêu đề, tiêu đề phụ hay nội dung đều viết bằng kiểu chữ dễ đọc. Dù kiểu chữ có bay bướm đến đâu mà gây khó đọc đều không có ý nghĩa gì trong quảng cáo cả.

2. Câu đầu tiên

Hãy đảm bảo nó thật ngắn gọn, dễ đọc và đủ hấp dẫn để khách phải dừng lại xem và đọc câu tiếp theo.

3. Câu thứ hai

Câu này cũng quan trọng như câu đầu tiên. Bạn phải duy trì sự hứng thú, do đó phải viết câu thứ hai với một lý do hấp dẫn để độc giá muốn tiếp tục đọc câu thứ ba. Tạm thời bỏ qua dữ liệu, lợi ích hay tính năng của sản phẩm ở những câu này. Mục đích duy nhất là tạo đà đọc câu tiếp theo và bắt đầu nhẹ nhàng dẫn khách vào một môi trường bắt đầu giao dịch mua bán.

4. Đề mục đoạn

Chúng được làm nổi bật chỉ để chia nhỏ nội dung và khiến nội dung trông ít đồ sộ hơn. Chúng chẳng liên quan gì đến việc bán hàng hay trình bày sản phẩm. Chúng đơn giản chỉ khiến nội dung hấp dẫn hơn để độc giá tiếp tục đọc. Khi độc giả nhìn thấy nội dung quảng cáo với những đoạn văn liền một mạch duy nhất, về mặt tiềm thức, nó trông có vẻ khó đọc hơn so với một nội dung được bẻ thành những đoạn nhỏ, với các đề mục nổi bật đầu mỗi đoạn (như tô đậm, in nghiêng…)

Hãy sử dụng các đề mục để chia nhỏ các phần ở giữa nội dung chứ không phải đầu hay cuối. Tránh để các đề mục xuất hiện ở quá gần nhau.

Mục đích thứ hai của đề mục đoạn là để gợi tính tò mò, khiến độc giả muốn đọc thêm những đoạn tiếp theo.

5. Giải thích sản phẩm

Có một quy tắc bạn phải nhớ: Giải thích một sản phẩm đơn giản thì theo một cách rất phức tạp; Còn giải thích một sản phẩm phức tạp thì theo một cách rất đơn giản.

Ví dụ 1: Bán một chiếc máy báo khói

Vào thời điểm trước đây, nó là một sản phẩm gia dụng rất phổ biến mà người dùng hiểu rất rõ tính năng. Ngắn gọn mà nói, sản phẩm này rất đơn giản. Trong quảng cáo mà tác giả viết cho một thương hiệu máy báo khói đắt tiền, tác giả kể câu chuyện về cách thức vận hành của chiếc máy báo khói. Anh ta mô tả những tiếp xúc điểm mạ vàng (moi máy báo khói đều có) và giải thích cách mạch so sánh hoạt động xác định khói trong phòng. Vì thế, dù chiếc máy báo khói có giá cao hơn thị trường 10$ nhưng nó lại có doanh số rất thành công.

Khi bán một sản phẩm đơn giản, hãy để người tiêu dùng hiểu rõ theo một cách phức tạp.

Ví dụ 2: Bán một chiếc máy vi tính

Chỉ việc nhấn vào nút nguồn, di chuyển con chuột đến nơi cần trên màn hình, bạn đã có thể làm chủ chiếc máy tính này…mẫu quảng cáo không hề nói về công nghệ, thành phần điện tử của sản phẩm. Dần dần khách hàng hiểu nhiều hơn về sản phẩm và nó trở thành một thứ hàng hóa cơ bản.

Bên cạnh khái niệm đơn giản và phức tạp, bạn nên kiểm tra nội dung để đảm bảo nó giải thích tất cả đặc điểm của sản phẩm. Liệu nó đã giải thích đầy đủ về sản phẩm cho khách hàng chưa. Hãy tiên đoán trước các câu hỏi mà khách hàng có thể hỏi và tự trả lời nó trong bài quảng cáo.

6. Tính năng mới

Cực kì quan trọng, khác biệt hay là chết. Hãy nhấn mạnh tính năng khiến sản phẩm hay dịch vụ của bạn mới, độc đáo hoặc lạ thường.

7. Giải thích kỹ thuật

Dù là sản phẩm hay dịch vụ, mỗi quảng cáo đều có thể được cải thiện bằng một giải thích kỹ thuật. Tất cả chúng ta đều muốn mua sản phẩm từ một chuyên gia về lĩnh vực đó – ai đó chúng ta yêu thích, tôn trọng và tin tưởng. Mua hàng thực sự là một quá trình tin tưởng. Quá trình tư duy của người mua là: “Tôi tin rằng bạn thật sự hiểu chuyên môn của mình, hoàn toàn hiểu hạng mục sản phẩm và đã mô tả sản phẩm phù hợp cũng như sẽ trao cho tôi giá trị mà tôi muốn đánh đổi bằng những đồng tiền nhọc nhằn mới kiếm được của mình”

Sự tin tưởng sẽ được cải thiện khi người bán là chuyên gia về sản phẩm mà họ đang bán. Ví dụ người bán nói: “Tôi đã nghiên cứu mọi thứ có thể về sản phẩm và biết rõ về sản phẩm đó, tôi biết mình đang chào bán cho anh sản phẩm tốt nhất với giá tiền tốt nhất”. Bạn tự nhiên sẽ cảm thấy tin tưởng rằng sản phẩm của người bán này thực sự tốt.

Bạn cũng có thể bị ấn tượng nếu người bán khi trình bày về sản phẩm có sử dụng những từ ngữ bạn không hiểu. Tại sao? Vì dường như người bán có vẻ là chuyên gia về sản phẩm đó. Đây không phải là kẻ lừa đảo.

Ví dụ về giải thích một bo mạch tích hợp trong một chiếc đồng hồ: Một cái kim chỉ về phía bo mạch tích hợp giải mã – bộ phận sẽ nhận những thông tin đầu vào từ bo mạch và tính toán thời gian trong khi vừa điều khiển màn hình hiển thị. Thiết bị công nghệ cao này sẽ thay thế cho hàng ngàn bo mạch bán dẫn và mang lại sự ổn định tối đa – Tất cả chỉ có trong chiếc đồng hồ XYZ này.

Mang đến cho độc giả một giải thích kỹ thuật mà họ đọc không hiểu cho thấy chúng ta thật sự đã nghiên cứu nghiêm túc, và nếu chúng ta nói rằng sản phẩm tốt, nhất định nó phải tốt thật. Cách làm sáng tạo này tạo ra niềm tin nơi người mua rằng mình đang thực sự làm việc với một chuyên gia.

Một ví dụ khác về dùng thuật ngữ kĩ thuật trong bán bưởi chùm: Thậm chí sau khi hái, mỗi trái bưởi cũng phải đi qua những công đoạn kiểm tra cẩn thận khác để được chấp nhận. Tôi đo kích thước. Và chấm điểm bề ngoài của chúng. Đôi khi quả bưởi bị ra gió. Tôi không chấp nhận nó. Hay đôi khi quả bưởi bị phồng ở chỗ cuống, tôi cũng sẽ không chấp nhận quả bưởi này. Bạn có thể thấy tôi thực sự nghiêm túc khi tôi nói chỉ chấp nhận những quả bưởi chùm Hoàng gia hoàn hảo.

8. Tiên đoán những phản đối

Đây là một yếu tố rất quan trọng cần cân nhắc khi viết nội dung quảng cáo. Nếu cảm thấy khách hàng tiêm fnawng có thể có một lý do phản đối nào đó khi bạn đang mô tả sản phẩm, hãy tự đưa ra phản đối đó trước. Hãy nhớ rằng bạn không đứng trước mặt khách hàng và phải linh cảm được câu hỏi tiếp theo có thể là gì. Nếu bạn cảm thấy có thể có một sự phản đối nào đó nhưng lại phớt lờ nó, thì điều đó cũng giống như bạn đang phớt lờ khách hàng. Bạn không thể trốn tránh nó được. Người tiêu dùng quá thông minh và sẽ không mua sản phẩm.

Nếu sản phẩm xấu xí, hãy cứ nói nó xấu xí và tập trung vào những điều tuyệt vời khác của sản phẩm. Thông thường, những sản phẩm đòi hỏi phải lắp đặt sẽ khiến khách hàng lo lắng. Vì thế phải tự đề cập đến vấn đề lắp đặt, đừng né tránh.

9. Giải quyết lý do phản đối

Cũng như việc phải nhận ra các lý do phản đối, việc giải quyết các lý do đó là cơ hội đồng thời là trách nhiệm của bạn. Bạn phải trung thực cung cấp những giải pháp thay thế hay xua tan hoàn toàn sự lo lắng trong các lý do đó. Năm 2006, Gillette giới thiệu dao cạo Fusion rung năm lưỡi dao, sử dụng pin AAA nhỏ nằm trong cán cằm của chiếc dao cạo. Một người tiêu dùng có thể tự hỏi “Cục pin này sẽ sử dụng được trong bao lâu?”. Nhưng Gillette đã xử lý tuyệt vời bằng cách nêu và trả lời vấn đề trung cùng một câu: “Để sử dụng hiệu quả, hãy thay pin sáu tháng một lần”.

10 Giới tính:

Ai là người tiêu dùng? Đàn ông, phụ nữ hay cả hai? Liệu đó có phải là những người phụ nữ làm thợ xây, đàn ông may vá… Hãy đảm bảo nội dung quảng cáo của bạn không chứa các thành kiến giới tính có thể xúc phạm một nhóm giới tính nào đó.

11. Sự rõ ràng:

Nội dung quảng cáo nên rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn và tập trung vào một hoặc hai chức năng nổi bật, khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà thôi. Tránh dùng những từ ngữ đao to búa lớn làm rối mọi người và khiến người viết trở thành kẻ hợm hĩnh, khoa trương. Hãy viết đơn giản. Nội dung càng rõ ràng và xúc tích thì càng dễ đọc và mọi người dễ trượt xuống chiếu cầu trượt và ở nguyên đó.

12. Sáo rỗng:

Hãy tránh những phát biểu sáo rỗng như: “Đây là sản phẩm mà thế giới đang chờ đợi”, hay “Nó quá hoàn hảo để có thể là sự thực”. Nếu bạn thấy mình đang có xu hướng sử dụng một phát biểu sáo rỗng, hãy ngừng lại. Các phát biểu sáo rỗng dường như được sử dụng khi bạn chẳng có điểm gì thực sự quan trọng hay tốt để nói và phải viết cho đủ chữ. Làm sao biết mình đang viết một câu sáo rỗng? Nếu nội dung của bạn nghe như một quảng cáo điển hình mà một công ty quảng cáo nào đó đã viết 20 năm trước, thì đó là một biểu hiện.

13. Dịch vụ:

Nếu đang bán một sản phẩm đắt tiền hay một sản phẩm không dễ trả lại hàng, bạn phải nhận diện vấn đề dịch vụ và cho khách hàng thấy sự dễ dàng trong việc sử dụng dịch vụ. Thường thì nhắc tên của nhà sản xuất là tất cả những gì cần để gợi lên yếu tố dễ dàng trong sử dụng dịch vụ. Nhưng nếu có một chút khả năng là người tiêu dùng vẫn đặt câu hỏi vầ dịch vụ thì bạn phải nêu vấn đề này ra ngay trong quảng cáo của mình.

“Fireball là một chiếc máy vi tính bền bỉ với các mạch điện tử được lắp đặt trên những vi mạch tích hợp – tất cả đều được dán kín và được kiểm tra độ bền. Fireball cũng có khả năng tự chẩn đoán hỏng hóc. Ví dụ khi hệ thống gặp vấn đề, hãy nhấn nút kiểm tra đằng sau máy và vấn đề sẽ được thông báo trên bảng ghi điểm bằng những con số. Hãy kiểm tra quyển sổ tay hướng dẫn và tháo bảng vi mạch, bóng đèn hay một bộ phận lắp ráp rời nào đó như trong hướng dẫn và gửi về bộ phận dịch vụ gần nhất để nhận phụ tùng thay thế mới. Thậm chí chiếc tivi hay dàn âm thanh của bạn cũng không thể dễ sửa chữa đến thế.”

Một ví dụ khác về tầm quan trọng của dịch vụ trong bán sản phẩm xảy ra vào thời kỳ đỉnh cao của đợt bùng nổ đồng hồ kỹ thuật số giữa những năm 1970. Ngành công nghiệp này tăng trưởng rất nhanh nhưng vấn đề rắc rối là độ tin cậy của những chiếc đồng hồ. Không như đồng hồ cơ học, những chiếc đồng hồ điện tử có pin, sử dụng những con bọ điện tử và bo mạch phức tạp và có tỷ lệ hư hỏng cao.

“Chiếc Sensor 770 có cơ chế bảo hành phụ tùng và sửa chữa vô điều kiện trong 5 năm, cơ chế chưa ai từng dám cam kết. Một đồng hồ đều trải qua nhiều tuần kiểm tra tuổi, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng trước khi lắp ráp và kiểm tra cuối cùng. Bạn sẽ chẳng bao giờ phải sử dụng dịch vụ sửa chữa, nhưng nếu trong 5 năm bảo hành có khi nào bạn cần, chúng tôi sẽ đến tận nhà nhận chiếc Sensor và gửi lại bạn một chiếc tương tự dùng tạm trong khi sửa chiếc đồng hồ của bạn – chúng tôi chịu mọi chi phí. Chúng tôi đã chọn chiếc Sensor như một trong những chiếc đồng hồ kỹ thuật số bán dẫn của Mỹ tiên tiến nhất từng được sản xuất. Và chúng tôi đặt cả công ty và toàn bộ nguồn lực vào lựa chọn đó. JS&A sẽ bảo đảm vô điều kiện cho chiếc Sensor – thậm chí cho pin – trong 5 năm. Chúng tôi thậm chí còn gửi cho bạn một chiếc đồng hồ đeo tạm để sử dụng trong khi chờ sửa chữa đồng hồ nếu có khi nào bạn cần sửa nó.”

Chúng ta đã làm dịu đi bất kì lo lắng nào về dịch vụ trong nội dung quảng cáo. Nếu khách hàng lo lắng về vấn đề dịch vu, thì giờ nó đã được giải quyết. Bằng cách thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề dịch vụ, chúng tôi đã giải quyết được một lý do phản đối lớn. Chúng ta nhận ra rằng dịch vụ có thể trở thành một vấn đề và đã biến nó thành một cơ hội.

Nếu dịch vụ là một điểm cân nhắc trong tiềm thức của người tiêu dùng và bạn đề cập đến vấn đề này ngay từ đầu, bạn sẽ làm dịu bất kì thái độ phản kháng mua hàng nào. Dịch vụ trong quá trình bán hàng là một yếu tố then chốt, Joe Girard – một người được ghi tên trong Cuốn sách kỷ luật Guinness vì bá được nhiều xe ô tô nhất trong một năm trong lịch sử. Mỗi khi anh bán một chiếc xe, Joe trở thành đại diện dịch vụ cá nhân cho người mua. Sau đó, những người mua xe quay lại mua xe khác họ chỉ muốn mua từ Joe. Joe thành công không phải do giá bán, dù giá rất quan trọng; chính thái độ của anh với dịch vụ đã giúp anh thành công.

14. Những dữ kiện vật lý:

Trong nội dung, bạn phải nhắc đến những dữ kiện vật lý về sản phẩm nếu không khả năng bạn sẽ nhận được ít phản hồi. Tôi đang nói về cân nặng, kích thước, độ lớn, hạn chế, tốc độ hay những thông số tương tự. Đôi khi bạn nghĩ có thể con số kích thước không thực sự quan trọng, cân nặng có thể không cần thiết. Nhưng không phải vậy, nếu không nhắc đến nó, mọi người sẽ gọi hỏi. Và bao nhiêu khách hàng không thèm gọi hỏi và kiểm tra thông tin này, tất nhiên họ cũng sẽ không đặt hàng.

15. Thời gian dùng thử:

Mọi sản phẩm nên có bản dùng thử, ngoại lệ duy nhất của nguyên tắc này là khi giá trị quá lớn và sản phẩm đã quá quen thuộc đến nỗi người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Hãy đảm bảo rằng thời gian dùng thử dài ít nhất từ một tháng và thậm chí là hai tháng. Các cuộc khảo sát đã chứng minh rằng thời gian dùng thử càng lâu, sản phẩm càng ít có khả năng bị hoàn trả và người tiêu dùng càng tự tin hơn khi mua sản phẩm.

Ví dụ bạn nhận được một sản phẩm với một tuần dùng thử. Bạn có một tuần để quyết định. Bạn cảm thấy áp lực, do đó bạn nghiên cứu sản phẩm và cố gắng ra quyết định nhanh nhất có thể. Nếu không chắc chắn khi đã gần hết tuần đó, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nói: “Tôi không chắc, do đó tôi sẽ không liều lĩnh” rồi trả lại hoặc không tiếp tục dùng nữa.

Với hai tháng để ra quyết định thì sao? Không có áp lực phải không? Bạn thậm chí còn có cảm giác rất tốt với công ty chào bán sản phẩm. Công ty này phải rất tự tin rằng bạn sẽ thích sản phẩm vì họ cho bạn thời giản dùng thử đến hai tháng. Do đó bạn sẽ không e dè, sử dụng sản phẩm một cách không lo lắng về việc phải ra quyết định, và sau đó trước khi bạn kịp nhận ra, hai tháng đã qua và bạn thậm chí còn không nghĩ về việc tra lại nó.

16. So sánh giá:

Mỗi khi có thể, hãy so sánh giá với một sản phẩm khác để khẳng định giá trị trong đầu người mua. Cách làm này đánh vào một trong những yếu tốt thực sự quan trọng khuyến khích người tiêu dùng mua hàng – đó là họ đang nhận được giá trị thực.

“Chiếc đồng hồ Pulsar có giá 275 đô la sử dụng công nghệ LED và bạn cần phải nhấn vào một cái nút mỗi khi muốn xem giờ. Thậm chí chiếc Synchronar chạy bằng năng lượng mặt trời có giá 500 đô la, theo ý kiến của chúng tôi, cũng không thể so với chiếc Sensor với thời hạn bảo hành 5 năm. Và không có chiếc đồng hồ bán dẫn nào có thể so sánh với chất lượng, tính chính xác, sự cứng cáp và giá trị tuyệt vời của chiếc Sensor”

Nếu đang bán một sản phẩm đắt tiền hay thứ gì đó có giá trị tốt, khi so với một sản phẩm khác, bạn nên luôn so sánh giá như một cách để khẳng định giá trị sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn đắt đỏ nhất thị trường, thì bạn có thể gợi ý rằng nó có nhiều tính năng tốt hơn hay nhiều tính năng hơn. Nếu sản phẩm của bạn rẻ hơn, hãy tập trung vào giá trị cáo hơn và sử dụng so sánh giá.

Nhưng hãy cẩn thận. So sánh của bạn phải hoàn toàn chính xác và công bằng, nếu không bạn sẽ bị kiện.

17. Lời khen:

Lời khen là một cách tốt để gia tăng uy tín nếu lời khen đó đến từ một người hay một tổ chức rất uy tín. Cách tiếp cận này có thể được sử dụng không chỉ trong nội dung mà trong tiêu đề hay hình ảnh. Hãy xem liệu nội dung quảng cáo của bạn có thể sử dụng một lời khen từ một người nổi tiếng hay không, nhưng hãy đảm bảo rằng lời khen đó hợp lý đối với sản phẩm.

Nếu bán những đôi giày bóng rổ, Michael Jordan sẽ là lựa chọn hợp lý.

Hãy bảo đảm rằng người nổi tiếng phù hợp với sản phẩm và giúp gia tăng uy tín. Sử dụng người nổi tiếng không phù hợp với sản phẩm hay không gia tăng uy tín có thể phản tác dụng, tạo ra hiệu ứng sai và ảnh hưởng xấu đến doanh số nếu tuyên bố bán hàng không đáng tin nữa.

Bạn cũng có thể sử dụng cái gọi là “lời khen ngược”. Đó là khi bạn không sử dụng người phát ngôn nhưng nhắc đến người phát ngôn của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ về bán một chiếc máy ghi âm:

Tiêu đề: Cuộc chiến chứng thực.

Tiêu đề phụ: Bạn sẽ tiết kiệm được 100 đô la.

Hãy tự đánh giá. Chiếc máy ghi âm Olympus mới tinh bán ở giá 150 đô la. Nó là đối thủ cạnh tranh gần nhất của một chiếc máy ghi âm thương hiệu Lanier có giá 250 đô la được chứng thực bởi tay golf nổi tiếng.

18. Giá:

Một nội dung quan trọng khác cần cân nhắc là giá. Liệu giá có nên dễ thấy hay không? Liệu có nên phóng lớn nó không? Đây là những điều quan trọng cần phải được nghiên cứu.

Nếu bạn đang bán một sản phẩm hay dịch vụ có giá rất tốt, thì hãy phóng lớn nó ra. Rốt cuộc thì, bạn muốn mọi người đều nhận ra lợi ích đó. Nếu sản phẩm đắt đỏ và bạn không bán bằng giá, hãy làm nó nhỏ đi. Đừng giấu nó, chỉ làm nó nhỏ đi.

Khi viết quảng cáo, tôi luôn tiên đoán những câu hỏi có thể có từ khách hàng. Chỉ có một ngoại lệ. Tôi chẳng bao giờ biết khi nào họ sẽ đặt câu hỏi về giá sản phẩm. Tôi luôn cảm thấy rằng thời điểm độc giá muốn tìm hiểu về giá có thể xày ra bất kì lúc nào trong quá trình đọc. Nó có thể xảy ra trước khi họ đọc quảng cáo. Có thể xảy ra giữa chừng hay có thể gần cuối quảng cáo. Trong vai trò một copywriter hiệu quả, hãy trả lời mỗi khi khách hàng hỏi.

Bằng cách đặt giá ở một vị trí hợp lý trong nội dung – dù ở khung giảm giá, nơi lý tưởng, hay ở hình thức tô đậm gì đi nữa… nghĩa bạn đang trả lời câu hỏi cho độc giả mà không cần biết khi nào độc giả sẽ hỏi. Độc giả chỉ đơn thuần lướt qua quảng cáo, nếu giá in đậm hay ở khung giảm giá, nó sẽ xuất hiện và trả lời câu hỏi đó.

19. Tổng kết lời chào hàng:

Việc tóm tắt những gì bạn đã nói với người tiêu dùng nằm đâu đó gần cuối quảng cáo. “Hãy đặt hàng hai cái bình phủ Teflon và bạ sẽ nhận được hai cái bình cộng với một cuốn sổ tay nấu ăn và băng video hướng dẫn miễn phí với giá vẫn chỉ 19,95 đô la”. Bạn sẽ ngạc nhiên với số lượng quảng cáo ngoài kia đã bỏ lỡ điểm vô cùng quan trọng này.

Tránh nói quá nhiều: Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất. Họ nói quá nhiều. Thực ra có hai vấn đề ở đây. Vấn đề đầu tiên là biên tập. Bình thường bạn có thể nói nhiều nhất về chủ đề và sau đó hiệu chỉnh lại nội dung tới mức nó được thể hiện một cách trôi chảy. Điều đó có nghĩa là biên tập và giảm độ dài nội dung cho đến khi nó có nhịp điệu và tuôn chảy mượt mà. Việc này có thể mất thời gian và đòi hỏi nhiều bước thực hiện.

Khi tiến hành biên tập hãy tự nhủ: “Liệu có cách nào đơn giản hơn để phát biểu nội dung này hay không?”. Thông thường, bạn có thể cắt khoảng 50 đến 80% nội dung và vẫn giữ nguyên được ý chính. Đó là sự khác biệt giữa người bán hàng nói quá nhiều và người chỉ nói vào trọng tâm.

20. Đặt hàng có dễ dàng không:

Hãy khiến việc đặt hàng trở nên dễ dàng. Hãy sử dụng số điện thoại miễn phí, phiếu giảm giá, thẻ phản hồi xe ra dùng ngay hay bất kì cách nào khác dễ hiểu, dễ sử dụng. Khuyến nghị của tôi là hãy sử dụng một lá phiếu với những dòng gạch chấm. Trong các cuộc khảo sát, các đường chấm thường khiến độc giả trả lời nhiều hơn vì chỉ nhìn sơ cũng biết bạn có thể đặt hàng từ quảng cáo.

21. Yêu cầu đặt hàng:

Hãy luôn sắp xếp phần đặt hàng vào cuối quảng cáo. Rất nhiều copywriter quên điều này. Ở quảng cáo, tôi thường viết: “Tôi muốn bạn mua sản phẩm này vô điều kiện ngay hôm nay”. Bạn có từng gặp người bán hàng nào đã thuyết phục được bạn mua hàng và bạn chờ người này đề nghị bạn đặt hàng nhưng họ không làm vậy không? Chuyện đó đã xảy ra với tôi. Và đó cũng là vấn đề của rất nhiều người bán hàng thiếu kinh nghiệm. Bạn phải yêu cầu đặt hàng, và nó nên ở ngay cuối quảng cáo.

Chúc cả nhà thành công!

Nguồn: Khiêu vũ với ngòi bút

Hướng dẫn viết content x3 đơn hàng siêu tốc với gợi ý máy tính:

tool viết content

ĐỌC NGAY ĐI BẠN:

Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2021?

Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content

Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể

Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì

Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này

Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!

TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng

By Nguyễn Quyết Thắng

HÃY Tham gia cộng đồng tối ưu quảng cáo Facebook tại đây: LINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *