Bài viết này có sử dụng tư liệu từ cuốn sách: Content bạc tỷ. Rất hay, các bạn nên tìm mua nhé!

Là một Copywriter mới, có lẽ bạn sẽ đặt ra câu hỏi, rốt cuộc tôi phải làm những việc gì mới có thể thực hiện được ba mục đích “Nhận thức”, “Tình Cảm”, “Hành động”. (Xem bài trước TẠI ĐÂY)

Hẳn là bạn đã từng nghe đến các từ như: content ngắn, content dài, quảng cáo cứng, quảng cáo mềm… Chúng đều được phân loại theo hình thức thể hiện của content, và chúng ta xoáy vào ba mục đích là “Nhận thức”, “Tình cảm”, “Hành động” để phân content thành hai dạng: content quảng bá thương hiệu và content thúc đẩy tiêu thụ.

Quảng cáo cứng: hình thức quảng cáo theo kiểu truyền thống, tuyên truyền sản phẩm bằng cách trực tiếp giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua báo chí, đặt biển quảng cáo, phát sóng trên truyền hình hoặc đài phát thanh.

Quảng cáo mềm: hình thức quảng cáo không trực tiếp giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, mà sẽ chèn các câu content ngắn hoặc lồng phép hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ vào báo, tạp chí, internet, tiết mục truyền hình, phim ảnh, hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện… nhằm tăng độ nổi tiếng của thương hiệu và đẩy mạnh lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

OK. Bây giờ chúng ta cùng làm rõ từng phần.

A. Những content nhằm mục đích “Nhận thức” và “Tình cảm”

Đây là content quảng bá thương hiệu. Bạn có thể thử lật lại ký ức xem, hàng loạt các bảng quảng cáo đèn led mà bạn nhìn thấy ở thang máy, trạm xe bus… có phải đều có ba đặc điểm sau đây không:

1. THỂ HIỆN HÌNH ẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG HIỆU

Trọng tâm của content là giới thiệu tên thương hiệu và đặc điểm của thương hiệu. Bạn sẽ cảm thấy những quảng cáo ấy dường như đều đang nói: “Này, nhìn tôi đi, mau nhìn tôi đi, tôi là thương hiệu ABC, tôi mạnh về lĩnh vực XYZ, hãy nhớ lấy tôi.” Trong thời gian Word Cup diễn ra, tuy quảng cáo của Zhihu bị rất nhiều người chán ghét vì cứ phát đi phát lại suốt (Zhihu là một trong mười mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, nó chuyên về hỏi đáp bất kì nội dung nào), nhưng điều đó lại khiến người ta nhớ được Zhihu trong thời gian ngắn. Quảng cáo của Zhihu luôn lặp lại với slogan “Có câu hỏi, mời đến Zhihu”. Content quảng cáo của Zhihu như sau: Diễn viên Lưu Hạo Nhiên nói: Bạn biết không? Bạn thật sự biết ư? Bạn chắc chắn rằng bạn biết chứ? Bạn thật sự khẳng định rằng bạn biết sao? Có câu hỏi, mời đến Zhihu. Đến “Zhihu, hỏi Zhihu, trả lời Zhihu, đọc Zhihu, tìm Zhihu, lướt Zhihu. Có câu hỏi, mời đến Zhihu…

content marketing - thể hiện hình ảnh và thương hiệu

Thử nghĩ nhé, nếu bạn muốn crush biết đến mình trong thời gian ngắn, thì điều bạn muốn nói nhất có phải là tôi là ai và điểm đặc biệt của tôi là gì đúng không. Content quảng cáo cũng giống thế, đa số các quảng cáo xuất hiện ở thang máy, trạm tàu điện ngầm, trạm tàu cao tốc, sân bay, ngoài trời, thời gian chúng tiếp xúc với người tiêu dùng rất ngắn, nên tất nhiên chúng phải truyền đạt các thông tin nói trên một cách nhanh nhất có thể, nhằm đạt được mục đích “Nhận thức”.

2. THỂ HIỆN TINH THẦN CỦA THƯƠNG HIỆU

Một số quảng cáo nói rằng: “Tôi tôn sùng XXX, cùng xem nào, đây là thế giới tinh thần của chúng tôi.” Ví dụ, đa số các thương hiệu giày thể thao, sản phẩm của họ người tiêu dùng không cảm thấy có nhiều khác biệt, nhưng lại chọn mua sản phẩm vì yêu thích thương hiệu của họ. Chúng ta cùng nhau xem tình thân thương hiệu mà Nike và Addidas đề cao nhé. Trong rất nhiều quảng cáo của Nike đều thể hiện hình ảnh một cá nhân khắc khổ tập luyện:

content marketing - quảng cáo nike

– Trước khi đến được thiên đường của thắng lợi, phải trải qua quá trình khổ luyện.

– Chảy cạn mồ hôi, dốc hết sức lực, đừng để cơ thể dừng lại.

– Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, do dự, thậm chí lò suy sụp, nhưng KHÔNG ĐƯỢC TỪ BỎ.

– Tập luyện không phỏi là vầng sáng trên đầu những ngôi sao bóng đá, mà là nhiệt huyết và mồ hôi ở nơi chẳng thể thấy được.

Năm 2008, Addidas tung ra các slogan “2008 Cùng Nhau”, “Basketball is a Brotherhood” (Thiếu anh em, không bóng rổ), cả hai content này đều đang đề cao tinh thần đoàn kết đồng đội. Trong bầu không khí của Thế vận hội Olympic 2008, giá trị quan đích thực rất đễ khơi dậy sự hưởng ứng của người tiêu dùng.

content marketing - quảng cáo adidas

Những tính thần khác nhau mà thương hiệu đề cao sẽ lay chuyển những nhóm người khác nhau. Nếu thương hiệu là một con người, thì tinh thân của thương hiệu chính là giá trị quan của người đó. Bạn có thể thích một người thật lâu cũng bởi điểm cuốn hút ẩn chứa bên trong họ.

3. THÚC ĐẨY TUYÊN TRUYỀN THƯƠNG HIỆU

content marketing - content app giao đồ ăn

Một số quảng cáo sẽ nói với bạn rằng “Những chuyện đã xảy ra với tôi, bạn cũng từng trải qua đúng không?” Liệu sẽ có những người hưởng ứng share nhiệt tình những câu quảng cáo thế này chứ:

– “Khoảng cách từ Hà Nội đến Cà Mau là hai nghìn kilomet, nhưng nó chỉ là khoảng cách của một bát cháo mà thôi.”

– “Căn bếp của Mẹ chẳng đến năm mét vuông, nhưng lại chứa đựng vô vàn thời thơ ấu của con”.

– “Ngoài những lúc gọi điện thoại cho ba mẹ, thì lúc đặt bữa trưa là cơ hội duy nhất để bạn được nói tiếng Hà Tĩnh”

Đây là các content quảng bá thương hiệu của App “Về Nhà Ăn Cơm” – một App chia sẻ về các món ăn gia đình, chủ yếu được nấu bởi những đầu bếp sẵn lòng chia sẻ các món ăn dân gian, cung cấp những món ăn ngon cho giới văn phòng bận rộn thông qua phương thức ship COD. Các content này chắn sẽ khiến họ bồi hồi xúc động, có lẽ họ sẽ chúng lên trang cá nhân của mình và mượn nó để thể hiện nổi nhớ quê nhà.

Content quảng bá thương hiệu mang mục đích “Nhận thức” và “Tình cảm”, vậy nên ba đặc điểm:

1. Thể hiện hình ảnh và đặc điểm của thương hiệu.

2. Thể hiện tình thần của thương hiệu.

3. Tuyên truyền thương hiệu.

phải luôn được thể hiện hết sức rõ ràng. Khi xác định được mục đích của content thì về cơ bản đã có thể dựa trên ba đặc điểm này để bắt đầu suy nghĩ nội dung content nên nhấn mạnh những gì, và lúc bắt tay vào viết mới rõ hướng triển khai cho content, GHI NHỚ BA ĐẶC ĐIỂM NÀY, SẼ GIÚP CONTENT ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUÁ THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CAO HƠN.

B. Content với mục đích “Hành động”

Những content này chủ yếu là mong muốn người tiêu dùng có thể lập tức mua sản phẩm, những content nhằm mục đích này thường có hai đặc điểm sau:

1. Xác định rõ đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

Giới thiệu đặc điểm nổi bật của sản phẩm, cho người tiêu dùng một lý do để mua sản phẩm. Ví dụ như hình ảnh quảng cáo bên dưới:

content marketing - đặc điểm nổi bật của sản phẩm

2. Lý do để khách hàng lập tức mua sản phẩm

Content cần phải đưa ra được lý do khiến người tiêu dùng lập tức mua sản phẩm và tại sao phải mua ngay lúc đó. Thông thường vào những lúc có chương trình ưu đãi hoặc giảm giá mới có thể khiến người tiêu dùng không hề đắn đo mà mua hàng trong tích tắc. Như quảng cáo dưới đây:

content marketing - mẫu content kêu gọi hành động

Gửi tặng: 52 mẫu câu kêu gọi hành động CTA cực hay khiến khách mua ngay. LINK TẢI

Content dường như không có tiêu chuẩn để đánh giá hay dở trước khi phát hành, cũng như một ly trà, nhiều người cùng thưởng thức thì sẽ có những đánh giá khác nhau về ly trà ấy. Đây cũng là nguyên nhân mà Copywriter tân binh sau khi viết xong content, bất kỳ người nào cũng có thể đưa ra ý kiến sửa đổi cho content của họ chứ không cần đến chuyên gia. Là một Copywriter, đa số các content không hay không phải do văn của họ tệ, mà là ngay từ đầu khi chưa suy nghĩ thấu đáo đã vội đặt bút viết. Vậy thì, rốt cuộc nên suy nghĩ như thế nào đây? Thật ra, mấu chốt khi viết content nằm ở chỗ:

NÓI NHỮNG GÌ, NÓI VÓI AI, NÓI Ở ĐÂU, NÓI THẾ NÀO

Tại sao phải dùng chữ “Nói” mà không phải chữ “Viết”? Một content hay không phải được viết ra mà phải là nói ra.

Nói những gì: xác định mục đích của content

Mục đích mà content cần đạt được là gì? Cần để người tiêu dùng biết được những thông tin gì? Cảm nhận được điều gì? Thay đổi ra sao?

Nói với ai: Xác định đối tượng mà content hướng đến

Thương hiệu đang hướng đến ai, họ đều có những điểm chung nào? Mối quan hệ giữa họ và chúng ta ra sao?

Nói ở đâu: Xác định cách diễn đạt của content

Quảng cáo được đặt ở đâu, chúng ta sẽ “trò chuyện” với người tiêu dùng trong những trường hợp nào?

Nói thế nào: Xác định phương pháp viết một bài content

Dựa trên cơ sở “Nói thế nào, nói với ai, nói ở đâu” để suy nghĩ nên diễn đạt như thế nào.

BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG kingcontent.pro để viết được content theo yêu cầu trên chỉ với 5 giây thao tác:

kingcontent.pro - viết content hiệu quả
kingcontent.pro – Ứng dụng viết content với gợi ý máy tính, x3 đơn hàng cho bạn!

C. Thử xem một đoạn chat bàn về content

Mới vào nghề: Thật ra em vẫn không rõ lắm là khi nào nên viết content quảng bá thương hiệu, khi nào nên viết content thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm… Sếp em không có chia rõ cái nào, ông ấy chỉ bảo viết tha thiết cuốn hút vào thôi ạ.

Có kinh nghiệm: Chính xác nhé, rất nhiều sếp không nói cho em là phải viết content quảng bá thương hiệu hay content thúc đẩy tiêu thụ, thế nên cứ hỏi sếp content dùng trong trường hợp nào, mục đích của content này là gì?

Mới vào nghề: Ví dụ content đăng lên Fanpage thì sao ạ?

Có kinh nghiệm: Em phải hỏi sếp mình là content đăng lên Fanpage với mục đích gì, muốn khiến người khác sau khi đọc xong sẽ mua sản phẩm hay muốn học share content. Nếu muốn người khác sau khi đọc xong liền lập tức mua hàng thì đó là content thúc đẩy tiêu thụ, còn nếu muốn content được share nhiều thì đó là content quảng bá thương hiệu.

Mới vào nghề: Vậy nếu sếp bảo em là content dùng cho các bảng quảng cáo ngoài trời thì sao ạ? Hơn nữa cũng chẳng nói rõ mục đích gì.

Có kinh nghiệm: Cái này thì chủ yếu phải xem thời gian mà content tiếp xúc với người tiêu dùng là bao lâu. Thông thường, thời gian người tiêu dùng tiếp xúc với quảng cáo ngắn thì trọng tâm của content là nhấn mạnh mục đích “Nhận thức”, ví dụ như quảng cáo ngoài trời mà em nói ấy, thời gian mà người tiêu dùng tiếp xúc với content rất ngắn, vậy nên cần viết một content quảng bá thương hiệu, với mục đích chính là để người tiêu dùng biết đến thương hiệu, để chỉ trong vài giây xem quảng cáo họ sẽ biết được đó là thương hiệu nào, đặc điểm nổi bật của thương hiệu này là gì.

kingcontent.pro - nên viết content loại nào

Còn nếu thời gian người tiêu dùng tiếp xúc với content dài, ví dụ như trên xe bus, họ có đủ thời gian để xem quảng cáo của em, trường hợp này cũng có thể suy xét đến việc viết content quảng bá thương hiệu, để những người nhìn thấy content yêu thích thương hiệu, thậm chí thích thú đến mức chụp ảnh lại và đăng lên trang cá nhân. Ngoài ra, nếu em muốn đăng content lên các website mua bán online thì đó chắc chắn là content thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Thế nên, muốn xác định mình cần viết content dạng nào thì chủ yếu phải xem nó được sử dụng trong trường hợp nào và mục đích gì.

Mời vào nghề: Content tiêu thụ sản phẩm cũng đều có đủ ba đặc điểm “Nhận thức”, “Tình cảm”, “Hành động” nên có vẻ dễ viết, hiệu quả cũng cao, nhưng content quảng bá thương hiệu hình như hơi khó, nếu trọng tâm là để quảng cáo tên thương hiệu, thể hiện điểm nổi bật của thương hiệu thì sẽ rất khó để cùng lúc thể hiện tinh thần của thương hiệu và thúc đẩy tuyên truyền.

Có kinh nghiệm: Đúng vậy, content thúc đẩy tiêu thụ phù hợp càng nhiều đặc điểm thì càng tốt, còn content quảng cá thương hiệu có thể phù hợp ba đặc điểm này đương nhiên là rất ít Copywriter có thể làm được, có thể làm nổi bật một trong ba đã là tốt lắm rồi.

Chúc các bạn thành công!

Cám ơn nguồn: Content bạc tỷ

————–

Hãy xử dụng kingcontent.pro để viết content siêu tốc với gợi ý máy tính, x3 đơn hàng cho bạn

tool viết content

Bản đồ target bách phát bách trúng bổ sung các tiêu chí mới nhất năm nay: Tải về

LỜI CẢNH BÁO dành cho những ai đang kinh doanh trên Facebook. Xem TẠI ĐÂY

Làm thế nào để có một content hay mà không phải đi copy khiến reach bị giảm, mà vừa nhanh không cần dùng não? Xem TẠI ĐÂY

Auto target: Quét target đối thủ + Gợi ý các page đối thủ có chứa khách hàng tiềm năng để target vào thẳng luôn. Xem TẠI ĐÂY

Auto ads: Target thẳng luôn vào Fanpage + Group + tệp UID khách hàng bất kì, khỏi tốn thời gian suy nghĩ target. Xem TẠI ĐÂY

By Nguyễn Quyết Thắng

HÃY Tham gia cộng đồng tối ưu quảng cáo Facebook tại đây: LINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *