Bài viết này có 4 phần, đừng quên đọc hết để tăng đơn nhé!
Bạn chạy quảng cáo vẫn không ra đơn hoặc có đơn mà không đủ chi phí?
Bạn đăng bài vào rất nhiều nơi trên Facebook, từ Profile, tới Fanpage và hàng loạt hội nhóm nhưng vẫn không có đơn?
Bạn thắc mắc không biết mình đã làm sai chỗ nào: Sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, hình ảnh đẹp… đăng bài vào đúng chỗ nhưng vẫn không ai quan tâm.
Dù bạn có mua lượt theo dõi, có đổ tiền tỉ vào chạy quảng cáo, tham gia bao nhiêu buổi hội thảo làm giàu, mua đủ thứ tut, hack rồi black các kiểu… thì thứ DUY NHẤT khách hàng thấy trên màn hình cũng chỉ là content. Họ mua hàng vì content hay, rời đi cũng vì content tệ.
Vậy làm thế nào để viết được content hay khiến khách hàng không thể cưỡng lại?
MỤC LỤC
1. Content hay không được tạo ra bởi những người viết tiểu thuyết bóng bẩy
99% người bán hàng cho rằng chèn vào mấy câu chơi chữ kiểu:
sale cô vy – trừ đi nửa giá
ở nhà mùa dịch – săn kịch giá sale
thì sẽ bán được nhiều hàng hơn. Tư duy của họ nghĩ rằng VIẾT HAY sẽ bán được sản phẩm, họ nghĩ rằng VIẾT THẬT HAY với nhiều ngôn từ cảm xúc sẽ giúp họ tăng doanh số. Tôi không đưa quan điểm điều này đúng hay sai. Nhưng tôi đề cập đến lối tư duy chọn cách VIẾT HAY. Khi bạn chọn cách VIẾT HAY bạn sẽ tập trung vào ngôn từ, bạn cũng đánh giá chất lượng hiệu quả bán hàng của bài viết thông qua câu chữ. Nhưng theo trải nghiệm của cá nhân tôi trong lĩnh vực viết nội dung thì khách hàng không thực sự mua sản phẩm của bạn vì bạn viết câu này hay quá. Họ cũng không sẵn sàng mua hàng vì bạn viết đoạn này súc tích quá. Họ không quyết định mua hàng vì những điều đó. Khách hàng chỉ mua hàng khi họ đọc và thấy những thông tin bạn đưa ra trong bài đạt được sự hợp lý. Khi người đọc thấy hợp lý, họ (tức khách hàng) sẽ thầm gật đầu, nếu bài viết của bạn giúp người đọc từ đầu bài cho đến cuối bài viết mà họ gật đầu nhiều lần thì khi họ đọc hết bài của bạn, họ sẽ nói bài viết này HAY một cách rất tự nhiên.
2. Content hay là content tập trung vào nỗi đau của khách hàng
Khách hàng mua sản phẩm vì họ đang có vấn đề cần giải quyết. Họ không mua máy khoan mà mua những cái lỗ trên tường; họ không mua tấm lợp nhà mà mua sự an toàn sau những cơn mưa; họ đến những buổi hội thảo làm giàu không phải để gặp bạn mà để bỏ tiền mua kiến thức giúp họ đổi đời… Ai cũng biết điều đó nhưng chẳng ai gọi được TÊN NỖI ĐAU mà khách hàng đang gặp phải, gần như chúng ta chỉ đoán mò:
– Kem trị mụn giúp bạn trông tươi tắn hơn. Nỗi đau là muốn được đẹp hơn.
– Chiếc xe giúp di chuyển nhanh hơn. Nỗi đau là tiết kiệm thời gian.
Đây là những nỗi đau do bạn BỊA RA, tai hại là nó trông có vẻ hợp lý đến mức dễ dàng tin tưởng, để rồi những content kiểu này hình thành:
– Hãy mua kem trị mụn của tôi, vì nó sẽ làm bạn đẹp hơn. (Ai cũng biết trị mụn để làm đẹp, vậy đơn hàng đâu?)
– Hãy mua xe tại showroom của tôi, vì nó giúp bạn đi nhanh hơn. (Ai cũng biết xe hỗ trợ di chuyển nhanh hơn, vậy đơn hàng đâu?)
Có một số độc giả sẽ phản ứng: Chỉ cần giảm giá xuống mức thấp nhất thì khách hàng sẽ tự mua. Giảm giá luôn là một chiến lược sai lầm, khiến biên lợi nhuận (doanh thu – chi phí) giảm theo, trên thị trường luôn có hàng tá đối thủ sẵn sàng giảm giá sâu hơn bạn, thậm chí bán phá giá, bán lỗ vốn, bán không cần lời.
Con người luôn có nhu cầu cần đáp ứng, khách hàng chưa mua không phải vì họ thiếu nhu cầu, mà do content của bạn viết KHÔNG TRÚNG nỗi đau của họ.
Khi internet chưa phát triển, các công ty phải bỏ ra hàng triệu đô la để lên chiến dịch khảo sát khách hàng, lắng nghe nhu cầu của mọi người trong nhiều tháng. Tin vui là hiện nay, bạn có thể làm điều đó chỉ với vài click chuột đơn giản cùng Kingcontent.pro
Bây giờ hãy xem khách hàng mua kem trị mụn có phải vì nó làm họ “đẹp hơn” không. Truy cập trình soạn thảo Kingcontent.pro, gõ từ khóa “trị mụn”:
Bạn thấy gì ở hình trên? Các con buôn đua nhau viết content khen người dùng trông sẽ xinh đẹp ra sao khi dùng kem trị mụn của họ, nhưng vẫn không ai mua hàng. Giờ thì chúng ta đã biết nguyên nhân:
– Khách hàng chưa mua vì họ không biết “tại sao phải trị mụn sớm từ bây giờ” => Viết content giải thích tại sao phải trị mụn sớm bằng sản phẩm của bạn.
– Khách hàng chưa mua vì họ sợ “trị mụn mà hoài không hết” => Viết content nêu rõ lí do vì tại sao mụn khó trị và chứng minh sản phẩm của bạn hiệu quả thế nào.
– Khách hàng chưa mua vì content của bạn chưa nêu được “serum trị mụn loại nào thì tốt nhất” => Viết content diễn giải các dạng serum và chứng minh serum trong sản phẩm của bạn là tốt nhất.
… cùng hàng tỉ lí do ẩn sâu bên trong khác nữa…
Nếu không có công cụ phân tích nỗi đau này có lẽ các con buôn vẫn tiếp tục bịa ra hàng trăm content chỉ để khen khách hàng đẹp hơn khi mua sản phẩm. Không biết tới khi nào mới cải thiện được doanh số
“Luôn nhớ: Xác định sai nỗi đau, bán hàng sẽ thất bại”
Xác định được nỗi đau rồi thì làm sao để viết xong một content hoàn chỉnh?
Trước hết chọn một chủ đề cần viết, ví dụ như: “Tại sao phải trị mụn sớm”
Sau đó click vào mũi tên màu xanh bên cạnh => Máy tính sẽ gợi ý TOP 20 bài viết hoàn chỉnh tốt nhất trên Google để bạn tham khảo.
3. Dùng content của đối ra sao để chiến thắng họ?
Tham khảo content của đối thủ CỰC KỲ QUAN TRỌNG. Nhưng nhiều shop bán hàng lại không quan tâm lắm đến đối thủ cạnh tranh bởi họ cho rằng chỉ cần quan tâm nâng cấp chất lượng sản phẩm của mình là đủ.
Giả sử bạn đang viết content cho sản phẩm kem trị mụn, có một nhóm đối tượng khách hàng rất quan tâm góc độ A của sản phẩm. Nhưng góc độ A lại không nổi bật bằng đối thủ cạnh tranh. Nhiều bạn lại thích viết content chỉ tập trung vào A vì “tự bịa” ra rằng khách hàng nhất định sẽ thích nó mặc dù không có gì nổi trội hơn đối thủ khác. Nhưng bạn nên nhớ rằng thời đại shopee, tiki, lazada và các MXH cạnh tranh gay gắt thì khách hàng không chỉ đọc một bài quảng cáo rồi quyết định mua hàng của bạn đâu. Họ sẽ xem xét thêm các thông tin của những sản phẩm đồng dạng khác. Như vậy, sau khi xem quảng cáo của bạn, khách hàng càng tin tưởng góc độ A chính là tiêu chí quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu khi mua sản phẩm này. Họ tham khảo thêm một vài đối thủ khác và nhận ra điểm A của đối thủ được chứng minh chuyên nghiệp hơn, rõ ràng hơn và tạo niềm tin hơn. Như vậy, vô tình bạn đã quảng cáo giúp cho đối thủ cạnh tranh của mình.
Vì thế, khi tham khảo content của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ biết mình nên viết sâu vào cái gì và tránh không nên viết cái gì. Bạn chỉ nên xoáy sâu vào điểm mạnh sản phẩm của mình và thuyết phục khách mua hàng vì điểm nổi bật đó. Không nên đề cập đến những điểm bất lợi hoặc điểm không tốt bằng đối thủ cạnh tranh khác, như vậy bạn mới có ưu thế trước lựa chọn của khách hàng.
Rất nhiều người trên Facebook hỏi tôi: “Tại sao cùng một content họ chạy ra nghìn đơn, em copy giống hệt thì không bán được đơn nào dù tiếp xúc cùng một tệp khách hàng?”
Tôi khẳng định luôn: “Copy giống hệt content của đối thủ là cách làm ngu ngốc”. Hãy tưởng tượng khách hàng đang cầm trên tay 2 tờ rơi giống hệt nhau chỉ khác mỗi tên công ty. Vậy tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ?
Họ mua sự khác biệt mà bạn đang cung cấp. Bạn phải trả lời được câu hỏi này, nếu bạn còn không biết tại sao thì khách hàng cũng không thể biết lý do phải mua sản phẩm từ bạn và họ chắc chắn sẽ không mua.
Cùng xem qua 2 tình huống dưới đây cho sản phẩm Kem trị mụn.
Khi tôi hỏi một số chủ shop tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của họ thay vì của đối thủ cạnh tranh thì có một vài câu trả lời rằng: “Sản phẩm của tôi uy tín lâu năm, được nhiều khách hàng công nhận có chất lượng tốt nhất trên thị trường”. Vậy nhóm thứ nhất chọn giải pháp khác biệt để thuyết phục khách hàng là CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT thị trường. Theo bạn, nên mở đầu content như thế nào để dẫn dắt người đọc?
Bạn nên gợi mở VẤN ĐỀ NHIỀU SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG KÉM trên thị trường. Ví dụ: “Nhiều bạn trẻ đến độ tuổi dậy thì xuất hiện rất nhiều mụn trên mặt nhưng khi mua sản phẩm trị mụn vì nóng vội muốn nhanh chóng hết mụn nên chọn đại sản phẩm để dùng. Chẳng may mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng, mụn không hết đi mà làn da của bạn còn bị hủy hoại nữa. Như vậy, trước khi mua sản phẩm trị mụn nào đó, bạn cần ưu tiên chọn sản phẩm có uy tín chất lượng tốt nhất thị trường”.
Tiếp đó bạn mới chứng minh sản phẩm của mình là tốt nhất thị trường như thế nào, khi đó người đọc sẽ quan tâm hơn về độ chất lượng, uy tín trên thị trường khi quyết định mua sản phẩm.
Tôi tiếp tục hỏi một nhóm bán hàng thứ hai, một vài cửa hàng không có được ưu thế uy tín lâu năm, ưu điểm của họ là GIÁ RẺ NHẤT thị trường. Nếu giải pháp duy nhất của họ là GIÁ RẺ thì content nên mở đầu như thế nào?
Bạn cũng đề cập đến vấn đề chất lượng kém như nhóm thứ nhất chăng? Rõ ràng không hợp lý, nhưng thực tế trên MXH lại có rất nhiều bài viết như vậy đấy! Sản phẩm chất lượng tốt thì cần gợi mở vấn đề sản phẩm khác chất lượng kém thì đúng rồi. Nhưng ưu thế nổi trội lại là giá rẻ, mà lại đề cập đến chủ đề sản phẩm kém chất lượng thì chẳng khác gì “tự sát”. Vì trong tâm trí người tiêu dùng, hàng giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng cũng “rẻ” theo. Bạn không thể nhấn mạnh vấn đề chất lượng kém rồi lại kêu gọi khách hàng hãy mua sản phẩm của bạn vì giá rẻ được.
Lúc này bạn nên đề cập tới yếu tố GIÁ CAO trên thị trường: “Nhiều bạn trẻ đến độ tuổi dậy thì xuất hiện rất nhiều mụn trên mặt, nhưng để thực sự hết mụn hoàn toàn và tránh trường hợp mụn tái phát trở lại bạn cần sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Hiện nay có nhiều sản phẩm bán với giá rất cao nhưng cũng có nhiều giải pháp trị mụn với giá tiết kiệm hơn. Vậy tại sao bạn phải trả mức giá quá cao trong khi có những sản phẩm có thể cam kết trị dứt điểm mụn cho bạn với mức giá tiết kiệm hơn rất nhiều?“. Sau đó bạn chứng minh sản phẩm của mình có điểm nổi bật là giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo trị hết mụn hoàn toàn để thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm.
Làm thế nào tìm ra điểm mạnh của đối thủ để tránh viết về nó?
Bạn phải tìm ra được những mẫu content cùng ngành có lượt tương tác lớn trên Facebook, như vậy mới đảm bảo có nhiều khách hàng đã chọn mua sản phẩm vì những gì đối thủ đã viết ở content.
Cách 1: Sử dụng thư viện content tại Kingcontent.pro (trang này thường xuyên update những content của tất cả sản phẩm trên Facebook)
Cách 2: Tìm kiếm các bài viết đang chạy quảng cáo của đối thủ tại Kingcontent.pro
Cách 3: Lọc ra những content có nhiều tương tác nhất của đối thủ bằng việc dán link Fanpage bất kì vào tool như bên dưới
Tool sẽ lấy về tối đa 100 bài viết gần đây nhất của đối thủ và thống kê xem bài viết nào có nhiều tương tác nhất. Như hình dưới bạn thấy 3 content được nhiều tương tác nhất là do Mẫu mới về, sale lớn và tổ chức chơi minigame
Bây giờ bạn có thể phân tích xem đối thủ đã quá mạnh ở phương diện nào, từ đó hạn chế viết về nó và tập trung vào điểm nổi bật của bạn mà đối thủ chưa đề cập tới trong content.
4. Muốn bán được hàng thì… đừng bán hàng
90% người tiêu dùng không mua hàng tại những Fanpage “nghèo” tương tác, khi lướt một Fanpage với hàng dài những content bán hàng, họ sẽ rời đi. Một Fanpage chuyên nghiệp luôn ưu tiên 80% bài đăng để câu tương tác (chia sẻ kinh nghiệm, giá trị, video giải trí…), 20% còn lại họ sẽ dành cho bán hàng, 20% đó sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Bởi họ biết, khi tạo được content câu tương tác, khách hàng sẽ chuyển dần từ chưa biết => biết => tin yêu => mua hàng, khi Fanpage của bạn có tương tác, những bài đăng bán hàng về sau Facebook sẽ càng ưu ái cho bạn tiếp cận được nhiều người bởi Facebook tin rằng Fanpage của bạn đang mang lại sự kết nối cộng đồng.
Đừng quên: Tạo ra sự tương tác trước, sau đó đăng bán hàng mới có người nhìn thấy. Facebook chỉ ưu tiên phân phối bài viết tới những ai đã từng tương tác với Fanpage nào đó thôi.
Vậy đăng content nào thì mang lại nhiều tương tác nhất?
Tôi tin bạn đã từng sử dụng các ý tưởng như: Minigame, câu đố, video hài, video bi kịch, video review phim… nhưng vẫn không đem lại tác dụng gì mấy. Tôi cũng chứng kiến rất nhiều Fanpage đăng những nội dung trên mà chỉ có 1-2 like. Có một loại content luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, đó là content Hot trends (nội dung đang thịnh hành). Hiệu quả cho cả Facebook cá nhân, Group và Fanpage. Rất nhiều chủ shop đang dùng bí mật này để câu về hàng vạn tương tác cho trang của họ mà không tốn một đồng quảng cáo nào, content hot trends rất dễ lan tỏa, được người đọc chủ động share chóng mặt.
Những bài viết có tốc độ tương tác chóng mặt khi làm content bắt trends, không tốn một xu nào cho quảng cáo.
Giờ thì bạn đã biết content hot trends đem lại tương tác với khách hàng tốt thế nào. Tuy nhiên để bắt được trends không phải đơn giản vì nó thường chỉ tồn tại từ 2-4 ngày, đến khi bạn biết thì trends đã qua và đăng bài sẽ không còn nhiều tác dụng.
Làm thế nào để luôn cập nhật được trends mới trên Facebook?
Cũng từ Kingcontent.pro, click vào menu “Đang thịnh hành”, tại đây bạn có thể tìm ra hàng trăm nội dung đang hot trends mới nhất.
Bạn chỉ việc rê chuột qua một content bất kì và chọn nút lên lịch để đăng một lúc lên hàng loạt Fanpage & Group do mình quản lý.
Giờ thì bạn đã hiểu tại sao các Fanpage, Group và Profile không tự dưng cập nhật các hot trends rồi chứ? Vì nó miễn phí và tự động kéo tương tác rất tuyệt vời, sau 2-3 ngày đu trends liên tục thì các trang này sẽ tung ra bài viết dạng bán hàng và chốt đơn.
Bài đến đây hơi dài, cám ơn mọi người đã đọc qua. Đừng quên phần 2 vào tuần tới nhé!
ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT BÊN DƯỚI:
X3 doanh số thực chiến không màu mè, đọc là làm luôn!
Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2021?
Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content
Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể
Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì
Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này
Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!
TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng