Bài viết này có sử dụng tư liệu từ cuốn sách: Content bạc tỷ. Rất hay, các bạn nên tìm mua nhé!
Vì sao bạn đã đọc đủ các thể loại sách vở nhưng vẫn không viết được content ngon?
kingcontent.pro - cách để viết content hay
Collection of sticky note illustrations
Khi bạn đọc post này thì ít nhiều gì bạn cũng có liên quan đến “content”, có lẽ bạn chỉ vừa mới tốt nghiệp không lâu, làm một công việc liên quan đến Copywriting, hoặc có lẽ bạn là một biên tập mới trong lĩnh vực tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing), thương mại điện tử, định hướng và điều hành sản phẩm (Product Operation), giám đốc quản lý sản phẩm (Product Manager)… Trong quá trình tiếp xúc với content, bạn chắc chắn đã từng gặp những tình huống sau:

(1) Không có cảm hứng: 

Nhận nhiệm vụ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, cả ngày không viết được chữ nào.

(2) Sửa n lần:

Content mình dốc lòng dốc dạ dồn công dồn sức viết ra nhưng kết quả lại bị sếp yêu cầu sửa hơn chục lần.

(3) Không có ý tưởng: 

Đã học hàng tá kỹ năng viết lách nhưng lúc thật sự cần viết thì không tài nào múa bút thành văn được.

(4) Không hiệu quả: 

Rõ ràng cảm thấy content rất hay nhưng doanh thu tiêu thụ sản phẩm lại vả cho bạn một bạt tai.

(5) Không hiệu suất: 

Bạn dành rất nhiều thời gian để viết một bài content, nhưng các “Thánh content“ chỉ tốn 3 phút đã giải quyết xong xuôi đâu ra đấy.
Những vấn đề kể trên khi tôi vừa bắt đầu viết content đều đã trải qua hết, đây là căn bệnh chung của mọi người. Có lẽ bạn cảm thấy viết content cần có cảm hứng, không có cảm hứng thì tất thảy chỉ là con số 0. Tôi không phủ nhận tâm quan trọng của cảm hứng, nhưng nếu mọi Copywriter đều phải dựa vào cảm hứng để viết vậy thì có khả năng cả năm không hề có sự tiến triển, thậm chí, khả năng cao là vừa mới đi làm đã bị đuổi việc. Tôi tin bạn cũng đã nghe nhưng lời chỉ bảo kiểu:
Em phải cảm nhận cuộc sống này bằng cả trái tim, hiểu không? Chỉ có nhự thế em tới viết được những bài content hay.
Em phải đọc nhiều sách hơn, thể loại nào cũng phải đọc, như vậy mới viết hay được.
Những câu nói ấy đương nhiên là chân lý, nhưng việc phát hiện chân lý không thể ngay lập tức giúp tôi giải quyết nhiệm vụ viết content. Content tôi viết vẫn cứ luôn xuất hiện những vấn đề kể trên. Tôi thường nghĩ, có cách nào để cải thiện hay không, chí ít cũng có thể giúp tôi hiểu được nên tìm ý tưởng như thế nào khi nhận nhiệm vụ chứ nhỉ? Và tôi đã tìm được một công thức ổn định khi viết content.
Nhờ nó, chúng tôi đã lập ra những Page và Group ngập tràn khách hàng lý tưởng, kiếm được hàng tỉ doanh số chỉ với việc đầu tư 90% vào content, 10% còn lại là cho các chiến lược rải content đến đúng chỗ.
Có lẽ bạn sẽ thấy hiếu kỳ, rốt cuộc đó là một dàn bài như thế nào và nội dung ra sao? Thật sự thân kỳ đến thế ư? Tôi muốn nói với bạn là nội dung cực kỳ đơn giản, chỉ 4 phần thôi: “Nói những gì – Nói với ai – Nói ở đâu – Nói thế nào”. Nói một cách để hiểu hơn thì chính là xem khách hàng là đối tượng để tán gẫu, chúng ta áp dụng đúng bốn điều trên sẽ khiến cuộc trò chuyện đạt được hiệu quả cao hơn.
Trước hết, hãy xem kết cấu của dàn bài này nhé:

NÓI NHỮNG GÌ: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA CONTENT

Những bài content bị bắt sửa liên tục nhiều lần thường là kết quả của việc người viết content trước khi bắt tay vào viết chưa suy nghĩ kỹ càng đã vội lao vào viết liên một mạch. Trước đây tôi cũng hay gặp phải những vấn đề như thế. Nhưng nếu content không thực hiện được mục đích đã đặt ra, thì đó không phải là một content hay. Thế nên, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng: Mục đích mà content phải đạt được là gì? Là để khách hàng biết đến và thậm chí yêu thích chúng ta, hay là khiến khách hàng ngay lập tức chốt đơn mua ngay sau khi đọc xong content? Muốn đạt được những mục đích như thế thì chúng ta cần để khách hàng biết được những thông tin gì? Cảm nhận được điều gì?
Những vấn đề như trên sẽ giúp làm rõ hướng triển khai cho nội dung của content hơn, nhưng phần đông các Copywriter mới vào nghề thường hay bỏ qua bước quan trọng này.

NÓI VỚI AI: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CONTENT HƯỚNG ĐẾN

Các thương hiệu ngoài kia đang nói với ai, những “đổi tượng tán gẫu” (cũng chính là “đối tượng content hướng đến”) có những đặc điểm chung nào? Mối quan hệ giữa họ và thương hiệu là gì)
Càng hiểu rõ các vấn đê này sẽ càng có lợi hơn cho việc viết content của chúng ta. Cũng giống như việc bạn theo đuổi nữ thần trong lòng mình, khi bạn biết cô ấy quan tâm đến điều gì, thích gì, bạn và cô ấy đã tiến triển đến giai đoạn nào, bạn sẽ biết nên nói gì để có thể dễ dàng đốn gục cô nàng.

NÓI Ở ĐÂU: XÁC ĐỊNH CÁCH DIỄN ĐẠT CỦA CONTENT

Content sẽ tiếp xúc với “đối tượng tán gấu” trong những trường hợp nào? Nói thẳng ra chính là quảng cáo của chúng ta sẽ được tung ra thông qua con đường nào? Trong trường hợp này, content nên truyền đạt các thông tin về sản phẩm đến “đối tượng tán gẫu” như thế nào thì sẽ mang lại hiệu quá cao hơn và linh hoạt hơn.

NÓI THẾ NÀO: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VIẾT CONTENT

Khi bạn đã xác định rõ nói những gì, nói với ai, nói ở đâu rồi thì còn phải suy xét đến việc sẽ diễn đạt như thể nào. Hãy áp dụng “CÔNG THỨC CONTENT 4P” kinh điển: Mô tả (Picture) – Cam kết (Promise) – Chứng minh (Prove) – Thúc đẩy (Push).
——————
Vận dụng phương pháp này để tổ chức một cuộc họp.
Cũng có thể áp dụng phương pháp triển khai “Nói những gì – Nói với ai – Nói ở đầu – Nói thế nào” này vào việc chức một cuộc họp. “Nói những gì”: xác định rõ mục đích mở cuộc họp của sếp, “Nói với ai”: nắm bắt đặc điểm và nhu cầu của nhân viên tham dự cuộc họp, “Nói ở đâu”: cân nhắc địa điểm họp thích hợp, “Nói thế nào”: làm thế nào để sắp xếp hợp lý trình tự và chủ đê của cả cuộc họp.
Vận dụng phương pháp này để viết CV!
Nếu xem CV của bạn như một bài content và viết nó dựa theo phương pháp này, thì “Nói những gì”: xác định ưu điểm nổi bật nhất của bạn; “Nói với ai”: nắm bắt điều mà đơn vị tuyển dụng quan tâm; “Nói ở đâu”: suy xét kỹ về những điểm tương thích giữa CV của mình và nhu cầu của nhà tuyển dụng, ví dụ nếu CV được gửi qua mail thì tiêu đề mail của bạn chắc chắn phải suy nghĩ kỹ, để tránh trường hợp tiêu đề khiến người nhận mail nghĩ rằng đó là mail rác, ngược lại cứ viết rõ là “XX xin ứng tuyển vị trí XXX” sẽ tốt hơn. “Nói thế nào”: trong CV phải thể hiện bản thân một cách ngắn gọn và có trọng tâm. Trau chuốt cho CV của bạn theo phương pháp này sẽ giúp CV càng thu hút người khác hơn.
———–

LỜI CẢNH BÁO dành cho những ai đang kinh doanh trên Facebook. Xem TẠI ĐÂY

Làm thế nào để có một content hay mà không phải đi copy khiến reach bị giảm, mà vừa nhanh không cần dùng não? Xem TẠI ĐÂY

Auto target: Quét target đối thủ + Gợi ý các page đối thủ có chứa khách hàng tiềm năng để target vào thẳng luôn. Xem TẠI ĐÂY

Auto ads: Target thẳng luôn vào Fanpage + Group + tệp UID khách hàng bất kì, khỏi tốn thời gian suy nghĩ target. Xem TẠI ĐÂY

Bản đồ target bách phát bách trúng bổ sung các tiêu chí mới nhất năm nay: Tải về

By Nguyễn Quyết Thắng

HÃY Tham gia cộng đồng tối ưu quảng cáo Facebook tại đây: LINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *