Content có hiệu quả hay không đa số lại đến từ tâm lý “tự hài lòng” của mỗi người thay vì số liệu: “Tôi nghĩ content này đem lại 20k tiền lãi trên mỗi sản phẩm là tốt rồi”, hoặc “Tôi nghĩ content này đem lại 100 danh sách liên hệ tiềm năng là ổn rồi”… Khi một content phát huy hiệu quả, chúng ta có xu hướng KHÔNG MUỐN động chạm đến nó nữa vì sợ chữa “lợn lành thành lợn què”, chúng ta đã tốn thời gian, tiền bạc để phát minh ra được content khiến bản thân hài lòng, kiếm được tiền nhờ nó nên sợ thay đổi gì sẽ phá hỏng nó.
Làm gì có content nào đem lại hiệu quả tăng trưởng vĩnh cửu? Nhất là thời buổi cạnh tranh như hiện nay, cùng một sản phẩm nhưng có hàng trăm đối thủ, tạo ra hàng trăm biến thể content, cùng chia nhau thị trường. Tất cả người làm copywriter đều phải sáng tạo và thay đổi liên tục để cải thiện hiệu quả mỗi ngày. Nhưng làm thế nào để biết được liệu còn phiên bản content nào tốt hơn hiện tại hay không?
Hãy sử dụng phương pháp A/B Testing với content
MỤC LỤC
I. A/B testing content là gì?
A/B testing (hay A/B split testing) là cách cải tiến bằng một quá trình thử nghiệm A-B, nghĩa là bạn lấy một thứ đang hiệu quả ra thử đối chiếu với một thứ khác để xem kết quả có tốt hơn không.
Bạn có hai phiên bản content A và B, bạn đem chúng ra thử nghiệm và đo lường (lượt đăng ký, doanh số, lượt click…). Sau đó, nếu B đánh bại A thì B sẽ là phiên bản mới của A. Bạn đã có một nhà vô địch mới.
II. Bùng nổ doanh số nhờ A/B testing content
Bạn bán sản phẩm X có giá 100k, tỉ lệ chuyển đổi là 1% – nghĩa là cứ 100 người truy cập bạn sẽ bán được 1 đơn hàng. Giả sử bạn mất 90k để có được 100 người truy cập đó, nghĩa là cứ 90k bạn thu về được mức lời 10k.
Bây giờ ta bắt đầu thử nghiệm nhé.
Bạn thử nghiệm mẫu tiêu đề mới và tăng tỉ lệ chuyển đổi từ 1% lên 1,2%. Quà bèo phải không? Tăng thêm 0,2% tỉ lệ chuyển đổi thì có đáng bao nhiêu đâu. Tuy nhiên, bạn lại thu về được: 100 người truy cập * 1,2% chuyển đổi * 100k/1 đơn hàng – 90k chi phí = 30k tiền lời. Thế là bạn đã nhân ba lợi nhuận, thay vì lãi 10k giờ thành 30k. Vẫn lượng truy cập đó, vẫn mức chi phí 90k đó. Với bài A/B testing này, lợi nhuận tăng gấp ba.
Nếu bạn tiếp tục thử nghiệm nội dung chào hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi lên 0,15% thì thế nào?
Nếu bạn thử nghiệm một tấm hình mới trên content và tăng tỉ lệ đó thêm 0,25% thì sao?
Chúng ta sẽ rất hạnh phúc với con số mới đấy, chỉ với một tỉ lệ chuyển đổi tăng thêm nhỏ nhoi.
III. Quy trình A/B testing content
1. Xác định thị trường: Biết rõ thị trường phù hợp với content của bạn, sau đó tiến hành xác định thị trường ngách (niche), và vi thị trường (nhỏ hơn nữa), thật cụ thể để phân phối content chuẩn insight khách hàng.
2. Xác định mục tiêu A/B testing: Doanh số, lượt click xem trang, data khách hàng thu thập được như số điện thoại, mail… Bất cứ cái gì có thể đo lường được bằng con số.
3. Tạo ra các biến thể: Tiêu đề; Lời chào hàng; Giá cả; Ưu đãi; Tiêu đề email; CTA – Kêu gọi hành động; Nút đặt hàng; Màu sắc…
Bạn có thể thử nghiệm tất cả những thứ trên và nhiều thứ khác, tuy nhiên điều quan trọng số một cần hiểu: Không bao giờ thử nghiệm nhiều hơn 1 biến số mỗi lần. Nếu thử nghiệm tiêu đề, mọi thứ khác phải giữ nguyên. Nếu thử nghiệm văn bản nút đặt hàng (Mua ngay hay là Đặt ngay…), chỉ thử nó thôi và mọi thứ khác phải giữ nguyên. Nếu thử nghiệm nhiều hơn một biến thì kết quả thành ra bất hợp lý ngay. Bạn sẽ khó có thể đo lường được liệu doanh số tăng là vì X hay Y đã thay đổi.
4. Chạy thử nghiệm: Tiến hành đăng bài vào các hội nhóm, profile cá nhân, email, chạy quảng cáo…
5. Phân tích kết quả: Tìm ra sự khác biệt giữa hai biến thể A-B, xem có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê hay không
IV. Phương pháp tạo ra nhiều biến thể content để làm A/B testing
Rõ ràng bạn phải có sự sáng tạo tuyệt vời, cộng thêm sự kiên trì nghiên cứu tài liệu để tạo ra nhiều biến thế cho từng câu chữ, tối ưu từng bộ phận trên một content hay website. Sau đây là một số cách phổ biến nhất:
1. Tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng: Khi tham gia một sự kiện, hãy lắng nghe thứ mà người ta phàn nàn. Vấn đề nằm ở đâu? Họ thấy bực bội thế nào? Họ đau ra sao? Họ đang thắc mắc cái gì… Làm thế nào để tìm ra các “nỗi đau” này khi bạn không có thời gian tham dự sự kiện, thậm chí “lo lắng” mỗi khi phải tiếp xúc và đối thoại với người lạ?
Bạn có thể truy cập vào trình soạn thảo của Kingcontent.pro, bấm vào tab XU HƯỚNG TÌM KIẾM, gõ tên sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán, ví dụ mình gõ vào từ khóa “nhà đất”
Nó sẽ liệt kê ra cho bạn hàng trăm nỗi đau mà khách hàng đang muốn giải quyết. Họ sẽ trả tiền cho bạn nếu content giải đáp được những thắc mắc, rào cản trên.
Khi bấm vào 1 nỗi đau bất kì, máy tính sẽ gợi ý ra cho bạn TOP 20 bài viết hoàn chỉnh hay nhất để giải quyết nỗi đau đó, tha hồ cho bạn tạo ra biến thể để test A/B
2. Xem lại bản thân: Chúng ta thường là thành viên trong chính nhóm khách hàng mục tiêu mình đang nhắm tới. Vấn đề của bạn là gì? Câu hỏi của bạn là gì? Rào cản với bạn là gì? Bạn mong muốn kết quả thế nào?
3. Diễn đàn: Các hội nhóm mạng xã hội, diễn đàn website… Đừng coi thường các diễn đàn có thành viên là khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy lưu tâm đến những vấn đề, câu hỏi, rào cản… Mình thường xuyên tham gia và đọc rất nhiều bài viết trên các Group Facebook, nơi đó có rất nhiều khách hàng tiềm năng và họ luôn sẵn sàng đặt ra các câu hỏi để tìm người trợ giúp, hoặc đọc bình luận bên dưới các bài chia sẻ hay, bạn sẽ tìm ra được rất nhiều ý tưởng trong này.
Nếu có quá nhiều group, Fanpage cần phải đọc thông tin mỗi ngày thì bạn có thể sử dụng chức năng Theo dõi đặc biệt của Kingcontent.pro để trộn toàn bộ các Group vào một màn hình chính, rất tiện để theo dõi
mình chuyên làm về content nên có lưu lại theo dõi khá nhiều các group, fanpage và profile về content trên Kingcontent.pro
Với kingcontent.pro, bạn dễ dàng theo dõi hàng loạt đối thủ trên một màn hình duy nhất, có thể lọc ra các content của bên nào nhiều like, share, comment hơn.
4. Quầy góp ý trên trang web của bạn: Nếu bạn đang bán hàng và chưa có cái quầy đó thì phải làm ngay đi. Nơi đó sẽ có người đặt ra các vấn đề, câu hỏi, rào cản… thậm chí là chửi bới vì lỗi sản phẩm của bạn. Bạn có thể tạo nó đơn giản như để lại địa chỉ mail, sđt, zalo, fanpage, profile hay form liên hệ…
5. Sản phẩm phổ biến: Hãy nghiên cứu ebook, sách in, những sản phẩm hữu hình hoặc phổ biến để nhận biết các vấn đề, câu hỏi, rào cản…
6. Khảo sát: Tôi thích làm khảo sát vì có thể cập nhật tới từng phút những câu trả lời cho vấn đề của thiên hạ. Bạn có thể sử dụng google form để tạo ra bản khảo sát nhanh và đo lường chuyên nghiệp miễn phí
7. Các trang web truyền thông xã hội.
8. Sưu tầm & củng cố ngôn từ sáng tạo: Mình có sưu tầm được rất nhiều ngôn từ hay ở bên dưới để bạn tạo ra thật nhiều biến thế content, cùng 1 vấn đề những các từ ngữ khác nhau sẽ tạo ra nhiều câu chữ khác nhau.
ĐỌC NGAY:
1. Cách tạo ra nhiều biến thể content
2. Ngôn từ thôi miên giúp x3 doanh số (phần 1)
3. Ngôn từ thôi miên giúp x3 doanh số (phần 2)
4. Ngôn từ thôi miên giúp x3 doanh số (phần 3)
5. Ngôn từ thôi miên giúp x3 doanh số (phần 4)
6. Ngôn từ thôi miên giúp x3 doanh số (phần cuối)
Sử dụng những từ này để tạo ra biến thể như sau:
– Đầu tiên bạn chọn ra hàng loạt các từ phù hợp ở các link trên.
– Tiếp đến vào trình soạn thảo của Kingcontent.pro:
Chọn ra một sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh
Ví dụ mình chọn chủ đề content về Thiết bị đèn chiếu sáng các loại, gõ vào từ khóa muốn xuất hiện trong content, máy tính sẽ hiển thị ra hàng trăm câu hoàn chỉnh có chứa từ đó.
Vậy là chỉ với từ “hạnh phúc” ban đầu, bạn đã có thể tạo ra hàng trăm câu biến thể khác nhau để tạo ra hàng trăm chiến dịch A/B Testing rồi. Để xem với câu nào doanh số của bạn sẽ đem lại cao nhất mà không lo thiếu ý tưởng.
Thậm chí bạn có thể tham khảo cả trăm bài viết hoàn chỉnh có chứa từ “hạnh phúc”
Kingcontent.pro trang bị sẵn cho bạn 7 phong cách làm content để bạn tạo ra ít nhất 7 biến thể test A/B là làm content: Khơi gợi nỗi đau; Tạo sự trấn an; Tiết kiệm; Khan hiếm; Tạo sự độc quyền; Khơi dậy cảm xúc và Tạo sự mới mẻ
V. Ví dụ về A/B Testing content mình đã từng làm
Ví dụ 1: Bán sản phẩm cáp sạc nam châm (để gần là tự dính và sạc cho điện thoại)
Ở hình 2, mình thay đổi tiêu đề TOP 4 lí do thay vì 5 lí do, thêm số năm 2017 vào cuối tiêu đề để tạo sự mới mẻ (năm mình bán hàng này là 2017), biến thể số 2 đã tạo về gấp đôi doanh số chỉ với cùng một content và chi phí chạy ads.
Ví dụ 2: Bán sản phẩm sạc dự phòng điện thoại bằng năng lượng mặt trời
Hình 1 với ảnh đại diện là Trường Giang.
Hình 2 với ảnh đại diện là Sơn Tùng, chúng ta lại thu về x3 doanh thu chỉ với một chút thay đổi về tiêu đề và ảnh đại diện. (Các bạn đừng bắt chước để hình ca sĩ khi chưa được phép nhé)
VI. Tổng kết
– Đừng bao giờ ngừng sáng tạo content, ngày nào không có content mới ngày đó bạn không có thêm khách hàng mới.
– Luôn thực hiện A/B Testing content để tăng thêm doanh số và tối thiểu chi phí. Đặc biệt quan trọng với những bạn chạy quảng cáo, nếu không có nhiều content để test bạn rất dễ rơi vào hội chứng “lười” và chỉ nhăm nhe đốt tiền, bật tắt chiến dịch chỉ mong ăn “hên xui”. Tìm ra một biến thể content tốt nhất rồi mới tập trung đốt tiền vào content đó.
– Sử dụng kingcontent.pro để hỗ trợ tạo ra hàng trăm biến thể content dùng cho A/B Testing
Nguồn tham khảo: GTVseo; Sách bí quyết tạo content hiệu quả; Một số ảnh từ internet
ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT BÊN DƯỚI:
X3 doanh số thực chiến không màu mè, đọc là làm luôn!
Làm thế nào để kinh doanh trên Facebook hiệu quả 2022?
Thực hành: Xác định đối tượng khách hàng để viết content
Thực hành: Tạo dàn bài content cho sản phẩm cụ thể
Viết content hiệu quả: Cách xác định chính xác phải viết gì
Để bán hàng thành công, bạn chỉ cần hai dạng content này
Ba mục đích mà người làm content không thể trốn được!
TOP 7 website tìm content mỗi khi bí ý tưởng